OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 14.6 trang 36 SBT Vật lý 11

Bài tập 14.6 trang 36 SBT Vật lý 11

Mắc nối tiếp một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4) có anôt bằng đồng (Cu) với một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có anôt bằng bạc (Ag). Sau môt khoảng thời gian có dòng điện không đổi chạy qua hai bình này, thì khối lượng anôt của bình chứa dung dịch CuSO4 bị giảm bớt 2,3 g. Xác định khối lượng bạc tới bám vào catôt của bình chứa dung dịch AgNO3. Đồng có khối lượng mol là A1 = 63,5 g/mol và hoá trị n1 = 2, bạc có khối lượng mol là A2 = 108 g/mol và hoá trị n2 = 1. Khối lượng bạc tới bám vào catot của bình chứa dung dịch AgNO3 là

A. 0,67g       B. 1,95g    

C. 2,66g       D. 7,82g 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Đáp án D

Hai bình điện phân đều chứa dung dịch muối của kim loại dùng làm anót và được mắc nối tiếp, nên cường độ dòng điện chạy qua chúng và thời gian điện phân là như nhau. Khi đó trong hai bình.đều xảy ra hiện tượng điện phân có dương cực tan. Kết quả là : khối lượng kim loại tan ra ở anôt được tải sang bám vào catôt trong mỗi bình điện phân.

Như vậy, khối lượng đồng m1 tan ở anôt trong bình chứa dung dịch CuSO4 và khối lượng bạc m2 bám vào catôt trong bình chứa dung dịch AgNO3 được tính theo công thức Fa-ra-đây :

\(\begin{array}{*{20}{c}} {}&{{m_1} = \frac{1}{F}.\frac{{{A_1}}}{{{n_1}}}.It;}\\ {}&{{m_2} = \frac{1}{F}.\frac{{{A_2}}}{{{n_2}}}.It} \end{array}\)

Từ đó ta suy ra:

\(\begin{array}{l} \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{{A_2}}}{{{A_1}}}.\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\\ Hay\,\,:\\ {m_2} = {m_1}.\frac{{{A_2}}}{{{A_1}}}.\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = 2,3.\frac{{108}}{{63,5}}.\frac{2}{1} \approx 7,8g \end{array}\)

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 14.6 trang 36 SBT Vật lý 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Phạm Hoàng Thị Trà Giang

    Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của nike có anôt làm bằng niken biết nguyên tử khối và hóa trị của nike là 58.71 và 2 trong thời gian là 1 giờ dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng niken bằng ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • My Le
    người ta muốn bóc 1 lớp đồng dày d=10 m trên 1 bản đồng có diện tích S=1cm2 bằng phương pháp điện phân dung dịch CuSO4 , cực dương được làm bằng đồng . cường độ dòng điện qua bình điện phân là 0,01A . tính thời gian cần thiết để bóc được lớp đồng trên . biết khối lượng riêng của đồng là D=8900kg/m3 , nguyên tử lượng là 64 mol , hóa trị là 2 .
    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    thu phương

    chiều dày một lớp đồng phủ lên 1 tấm kim loại là 0,1mm, sau khi điện phân trong 1 giờ , diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 50cm^2. Tính cường độ dong điện chạy qua bình điện phân đó biết khối lượng riêng của Cu là 8900kg/m^3, A=64g/m, n=2

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Đan Nguyên

    người ta muốn bóc 1 lớp đồng dày d=10\(\mu\)m trên 1 bản đồng diện tích S=1cm2 bằng phương pháp điện phân . cường độ dòng điện bằng 0,010A . tính thời gian cần thiết để bóc được lớp đồng . cho biết đồng có khối lượng riêng là \(\rho\)=8900 kg/m3

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    hi hi

    một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat có anot làm bằng bạc . điện trở của bình điện phân là R=2Ω . hiệu điện thế đặt vào 2 cực là U=10V . cho A=108 , n=1 . khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là bao nhiêu ?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • minh thuận

    tốc độ chuyển động có hướng của ion Na+ và Cl- trong nước có thể tính theo công thức : v=\(\mu\)E , trong đó E là cường độ điện trường , \(\mu\) có giá trị lần lượt là 4,5.10-8 m2/(V.s) và 6,8.10-8 m2/(V.s) . tính điện trở suất của dung dịch NaCl nồng độ 0,1 mol/l , cho rằng toàn bộ các phân tử NaCl đều phân ly thành ion .

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF