OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lí 11 Cánh diều Bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện


Nếu gắn mỗi đầu của một vật dẫn vào một bản của tụ điện đã tích điện thì chỉ có dòng điện chạy qua vật dẫn trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng nếu gắn mỗi đầu của cùng một vật dẫn đó vào một cực của pin hoặc acquy thì dòng điện được duy trì lâu hơn nhiều. Vì sao lại như vậy? Làm thế nào để duy trì được dòng điện tích dịch chuyển có hướng qua một vật dẫn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 3: Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện trong Chủ đề 4: Dòng điện, mạch điện chương trình Vật lí 11 Cánh Diều.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguồn điện

1.1.1. Suất điện động của nguồn điện

Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, được đo bằng thương số giữa công A do nguồn điện thực hiện làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích đó.

\(E = \frac{A}{q}\)

Đơn vị của suất điện động là vôn, kí hiệu là V

1.1.2. So sánh suất điện động và hiệu điện thế

- Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng công của nguồn điện dịch chuyển một điện tích đơn vị theo một vòng kín của mạch điện.

- Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường tạo ra bởi nguồn điện và được đo bằng công làm một đơn vị điện tích dịch chuyển từ điểm A đến điểm B.

Như vậy, khi mạch ngoài hở thì suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó.

1.1.3. Điện trở trong và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện

Hình 3.1. Sơ đồ mạch điện để tìm mối liên hệ giữa E, r và R

Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động E và điện trở trong r.

\({\rm{E}} = {U_R} + {U_r}\) hay \({U_R} = E - {U_r} = IR\)

- Do nguồn điện có điện trở trong r nên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn luôn nhỏ hơn suất điện động của nó khi mạch điện kín. Lượng \({U_r} = {\rm{E}} - {U_R}\) được gọi là độ giảm thế trong.

1.2. Năng lượng điện và công suất điện

1.2.1. Năng lượng điện

Năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển các điện tích:

A = qU = UIt

1.2.2. Công suất điện

Công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, được tính bằng 

\(P = \frac{A}{t} = UI\)

Đơn vị công suất là oát, kí hiệu là W.

1.2.3. Công và công suất của nguồn điện

Công của nguồn điện:

\({A_n} = Eq = EIt\)

Công suất của nguồn điện:

\({P_n} = \frac{{{A_n}}}{t} = EI\)

1.3. Đo suất điện động và điện trở trong của pin

Có thể dùng đồng hổ do diện da năng dể do suất diện động và diện trở trong của pin hoặc acquy theo sơ đồ mạch điện như ở Hình 3.2

Hình 3.2

Áp dụng biểu thức, ta có:

\(U = {U_{MN}} = E - {{\rm{U}}_{\rm{r}}} = E - {\rm{Ir}}\)

Sau đây là hai phương án thường dùng để đo suất điện động và điện trở trong của pin.

1.3.1. Phương án 1

- Điểu chỉnh biển trở đến hai vị trí bất kỉ. Đọc các số đo trong ứng ở vôn kế và ampe kể U1, I1, và U2, I2.

Lập hệ phương trình:

U1 = E - I1r

U2 = E - I2r

Từ hai phương trình trên, tính được E và r

1.3.2. Phương án 2

- Dựa vào đồ thị biểu diễn liên hệ

U = E - Ir

Đo các giá trị của U và I.

Vẽ đồ thi

Vẽ đồ thị biểu diễn liên hệ U = E - Ir với trục nằm ngang biểu thị các giá trị của I, trục thẳng đứng biểu thị các giá trị của U.

Kéo dài đô thị này thì giao điểm với trục thẳng đứng cho ta giá trị của E.

Chọn hai điểm trên đồ thị, xác định các giá trị U và I tương ứng với hai điểm này, ta sẽ tính được điện trở trong bằng biểu thức:

\(r = \frac{{\Delta U}}{{\Delta I}}\)

Trong đó, \(\Delta U = {U_2} - {U_1},\Delta I = {I_2} - {I_1}.\)

• Nguồn điện thực hiện công làm cho hạt mang điện chuyển động có hướng trong mạch điện kín. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được xác định bằng công của nguồn điện dịch chuyển một điện tích đơn vị theo một vòng kín của mạch điện.

• Điện trở trong của nguồn điện càng lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn càng nhỏ.

U = E - Ir

• Năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển các điện tích:

A = Ult

• Công suất tiêu thụ năng lượng điện P của đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, được tính bằng:

\(P = \frac{A}{t} = UI\)
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Cường độ dòng điện được đo bằng

A. Vôn kế     

B. Lực kế      

C. công tơ điện     

D.ampe kế

 

Hướng dẫn giải

Cường độ dòng điện được đo bằng: ampe kế

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Một điện lượng 5.10−3C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này?

 

Hướng dẫn giải

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:

\(\begin{array}{l}
I = \frac{q}{t} = \frac{{{{5.10}^{ - 3}}}}{2}\\
 = 2,{5.10^{ - 3}}A\\
 = 2,5mA
\end{array}\)

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Vật lý 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Định nghĩa được suất điện động qua năng lượng dịch chuyển một diện tích đơn vị theo vòng kín.

- So sánh được suất điện động và hiệu điện thế.

- Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.

- Nêu được năng lượng điện tiêu thụ của đoạn mạch được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển các điện tích, công suất tiêu thụ năng lượng điện của một đoạn mạch là năng lượng điện mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

- Tính được năng lượng điện và công suất tiêu thụ năng lượng điện của đoạn mạch. 

Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo được suất điện động và điện trở trong của pin hoặc acquy (battery hoặc accumulator) bằng dụng cụ thực hành.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Vật lý 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lí 11 Cánh diều Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Vật lý 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lí 11 Cánh diều Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 97 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 1 trang 98 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 2 trang 98 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 99 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 3 trang 99 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 4 trang 100 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 5 trang 100 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Tìm hiểu thêm trang 100 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 101 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 6 trang 101 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 101 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 101 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi 7 trang 102 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 5 trang 103 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 103 SGK Vật lí 11 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 3 Vật lý 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 11 HỌC247

NONE
OFF