OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn văn 11 Về luân lí xã hội ở nước ta tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190705/.pdf?r=8982
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta thể hiện tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh. Để nắm được khái quát kiến thức về tác phẩm này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 11 Về luân lí xã hội ở nước ta tóm tắt. Chúc các em có một tiết học thú vị và bổ ích.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (Từ đầu đến "từ lâu rồi"): ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm về luân lí xã hội.
    • Phần 2: (Tiếp theo đến "cũng vì thế"): tác giả trình bày thực trạng, phân tích nguyên nhân mà luân lí xã hội ở Việt Nam hiện thời chưa có.
    • Phần 3: (Còn lại): giải pháp để có luân lí xã hội ở nước ta.

2. Hướng dẫn soạn văn Về luân lí xã hội ở nước ta

Câu 1. Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần. Hãy nêu ý chính của từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì?

  • Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
  • Ba phần liên hệ với nhau theo mạch diễn giải: hiện trạng chung, biểu hiện cụ thể, giải pháp nhằm hướng tới việc xây dựng tập thể đoàn kết, giành tự do, độc lập.
  • Chủ đề tư tưởng của đoạn trích: Cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội vào nước ta để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục tiêu giành độc lập.

Câu 2. Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội.

  • Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã đặt vấn đề thẳng thắn, trực tiếp, gây ấn tượng mạnh mẽ vấn đề: Việt Nam chưa có luân lí xã hội
  • Để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội, tác giả dùng cách nói phủ định: Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.
  • Tác giả loại bỏ sự xuyên tạc không cần thiết: “Một tiếng bè bạn không thể thay thế cho luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì?”

Câu 3. Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?

  •  Tác giả đã so sánh luân lí xã hội giữa "bên châu Âu", "bên Pháp" với "bên ta":
    • Bên châu Âu, bên Pháp đã có nền luân lí xã hội:
      • Bên châu Âu, cái XHCN rất thịnh hành và đã được phát triển rộng rãi.
      • Bên Pháp, mỗi khi một người hay một hội nào bị đè nén quyền lợi riêng, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng được đến công bằng mới nghe.
    • Bên mình chưa có nền luân lí xã hội:
      • Dân chưa biết, chưa hiểu thế nào là luân lí xã hội. Họ điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt).
      • Dẫn chứng: người mình thì phải ai tai nấy, ai chết mặc ai, không hề có sự quan tâm đến người khác, đồng loại.
      • Nguyên nhân: chưa có đoàn thể, ý thức dân chỉ kém.

Câu 4. Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích" là gì? Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?

  • Nguyên nhân:
    • Lũ vua quan thối nát, phản động ham quyền, vinh hoa, muốn "giữ đầy túi tham" nên "phá tan tành đoàn thể quốc dân".
  • Tác giả đả kích vào bản chất phản động, thối nát của vua quan:
    • Không quan tâm chăm lo đời sống của dân.
    • Muốn dân tối tăm, khốn khổ để chúng dễ thống trị, bóc lột.
    • Bòn rút của dân để trở nên giàu sang, phú quí.
    • Dân không có đoàn thể nên chúng mặc sức lộng hành mà không ai lên tiếng, phản kháng.
    • Quan lại toàn chạy chức, quyền.

Câu 5. Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích.

  • Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích:
    • Yếu tố nghị luận:
      • Cách lập luận chặt chẽ, lô gíc;
      • Chứng cứ cụ thể, xác thực;
      • Giọng văn sinh động, độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, hùng hồn, lúc nhẹ nhàng.
      • Dùng từ, đặt câu chính xác đạt hiệu quả nhận thức cao.
    • Yếu tố biểu cảm: Sử dụng câu cảm thán; câu mở rộng thành phần, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von...
      • Cụm từ thể hiện tình đồng chí, đồng bào sâu nặng: người nước ta, người mình…
      • ⇒ lập luận có sức thuyết phục, tác động mạnh cả nhận thức và tình cảm của người nghe, người đọc.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Về luân lí xã hội ở nước ta tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Về luân lí xã hội ở nước ta.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF