OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn văn 11 Thương vợ tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180531/.pdf?r=2584
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ Thương vợ được Tú Xương viết vào khoảng những năm cuối thế kỉ XIX. Bài thơ thể hiện một cách chân tình và hóm hỉnh thái độ của Tú Xương đối với bà Tú. Với kết cầu gồm 3 phần chính: bố cục bài thơ, hướng dẫn soạn văn Thương vợ tóm tắt. Học247 hi vọng sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức. Đồng thời, qua bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ dễ dàng trả lời được những câu hỏi ở phần đọc hiểu trong SGK của hai chương trình cơ bản và nâng cao. Mời các em cùng tham khảo chi tiết dưới đây:

 

 
 

1. Bố cục bài thơ Thương vợ

  • Phần 1 (4 câu thơ đầu): hình ảnh bà Tú
  • Phần 2 (4 câu thơ cuối): tình cảm của ông Tú dành cho vợ

2. Hướng dẫn soạn văn Thương vợ

Câu 1: Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo)

  • Hai câu thơ đầu:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

  • Công việc mưu sinh vất vả, gian khổ.
    • Quanh năm: khoảng thời gian suốt cả năm, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, gợi một thời gian có tính lặp, khép kín.
    • Mom sông: là vùng đất nhô ra sông ⇒ gợi lên một nơi bấp bênh, khó khăn.
  • Hình ảnh thân cò là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho phụ nữ trong xã hội xưa.
  • Tú Xương vừa tiếp thu ca dao, vừa có những sáng tạo đặc sắc khi sử dụng hình ảnh thân cò và phép đảo ngữ ⇒ nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, làm nổi bật rõ hơn quãng đời mưu sinh của bà.

Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú?

  • Vẻ đẹp của sự chịu thương chịu khó: hai câu đầu
  • Vẻ đẹp của đức hi sinh thầm lặng của bà Tú vì chồng vì con: 4 câu tiếp theo.

Câu 3: Lời chửi trong hai câu cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

  • Là lời của Tú Xương tự chửi mình.
  • Đây là nguyên nhân làm cho cuộc đời của bà Tú phải chịu cảnh khổ cực.

Câu 4: Nỗi lòng “thương vợ” của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

  • Nỗi lòng thương vợ được Tú Xương thể hiện một cách sâu sắc và đầy đủ qua bài thơ. Đó không chỉ là sự thương yêu mà còn là sự biết ơn của nhà thơ đối với vợ mình, người đã tần tảo sớm hôm, nuôi chồng nuôi con. Vì ý thức được bản thân mình không thể làm gì để trả cái ơn nghĩa sâu nặng này của bà Tú nên Tú Xương đã trách thói đời, trách bản thân mình đã đẩy bà Tú vào vòng truân chuyên, khổ cực.

Trên đây là bài soạn Thương vợ tóm tắt của hai chương trình cơ bản và nâng cao. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng tại đây: Bài giảng Thương vợ của Trần Tế Xương

 

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF