OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn văn 11 Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180706/.pdf?r=5892
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Đoạn trích Lẽ ghét thương (từ câu 473 đến 504) nói về cuộc trò chuyện giữa nhân vật ông Quán với mấy nho sĩ trẻ tuổi. Với bài soạn văn Lẽ ghét thương tóm tắt, Học247 hi vọng các em có thể dễ dàng nắm được nội dung bài học một cách ngắn gọn và đầy đủ nhất. Đồng thời, bài soạn văn này cũng sẽ giúp các em dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài của SGK. Chi tiết bài soạn văn, các em có thể tham khảo dưới đây. Để củng cố kiến thức bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Lẽ ghét thương.

 

 
 

1. Bố cục bài thơ

  • Có thể chia làm 3 phần:
    • Phần 1 (Từ đầu đến “Chẳng hay thương ghét, ghét thương lẽ nào?): Cuộc đối đáp giữa Ông Quán với Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực.
    • Phần 2 (Tiếp theo đến “Sớm tối lằng nhằng rối dân”): Lẽ ghét
    • Phần 3 (Còn lại): Lẽ thương

2. Hướng dẫn soạn văn Lẽ ghét thương

Câu 1: Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm những đặc điểm chung của các đời nhà vua ông Quán ghét và giữa những người mà ông Quán thương. Từ đó, hãy nhận xét về cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.

  • Những đời nhà vua mà ông Quán ghét: đời Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá, Thúc quý.
  • Điểm chung của các triều đại này: chính sự suy tàn, vua chúa ăn chơi, ham mê tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của nhân dân.
  • Những người mà ông Quán thương: Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát Lượng, Đổng Trọng Thư, Nguyên Lượng (Đào Tiềm), Hàn Dũ, Thầy Liêm, Lạc (Trình Hạo, Trình Di).
  • Điểm chung của những người này: họ là những bậc hiền nhân, nhân cách và tài năng ngời sáng, có đức, có chí giúp đân, giúp đời nhưng đều không đạt được sở nguyện.
  • Cơ sở của lẽ ghét thương theo quan điểm, đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu: xuất phát từ lòng yêu thương, từ quyền lợi của nhân dân.

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của phép tu từ đó.

  • Cách dùng phép đối và điệp từ ghét, thương (lặp lại 12 lần) được sử dụng khá thành công, giúp làm nổi bật và rõ ràng giữa hai tình cảm trong tâm hồn tác giả.
  • Giá trị nghệ thuật: Cho thấy sự rạch ròi trong tư tưởng ghét và thương của tác giả. Đồng thời, việc lặp lại này cũng có tác dụng làm tăng cường độ của cảm xúc: thương – ghét.

Câu 3: Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương.

  • Yêu và ghét có mối quan hệ khăng khít với nhau, vì Nguyễn Đình Chiểu xót thương cảnh nhân dân cơ cực, lầm than, thương những người có tài có đức nhưng không thể thực hiện được giấc mộng giúp đời, giúp dân mà ghét cay ghét đắng bọn vua quan chỉ biết lo ăn chơi, trác tán.

Trên đây là bài soạn văn tóm tắt Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) do Học247 biên soạn dựa trên hệ thống các câu hỏi trong SGK. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết: Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF