OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn văn 11 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190605/.pdf?r=5605
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 sẽ cung cấp cho các em một cái nhìn toàn diện về nguyên nhân hình thành, các chặng đường phát triển, những đặc trưng cơ bản và các thể loại văn học mới xuất hiện của văn học thời kì này. Để nắm được những nội dung đó, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 11 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 tóm tắt. Chúc các em có một giờ học hay và thú vị!

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
    • Phần 2: Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
    • Phần 3: Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng.

2. Hướng dẫn soạn văn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Câu 1Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945.

a. Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

  • Các nhân tố tạo điều kiện:
    • Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ
    • Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển
  • Quá trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:
    • Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX tới năm 1920)
    • Giai đoạn thứ hai (1920 - 1930)
    • Giai đoạn thứ ba (1930 - 1945)
  • ⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b. Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

  • Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai
  • Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
  • Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực
  • Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c. Nguyên nhân:

  • Sự thúc bách của yêu cầu thời đại
  • Chủ quan của nền văn học
  • Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy
  • Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

Câu 2: Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

  • Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo
    • Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:
      • Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than
      • Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá
  • Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học
    • Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì
    • Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm
    • Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống
    • Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ
      • Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc
      • Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

Trên đây là bài Soạn văn 11 Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết 
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF