OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật các tác phẩm văn học - ôn thi THPT QG năm 2020

23/04/2020 97.64 KB 983 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200423/972661142150_20200423_171111.pdf?r=2748
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Khi phân tích hay nghị luận một văn bản văn học cần chú ý đến giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật nghệ thuật của tác phẩm. Để giúp các em nắm vững hơn các kiến thức này trước khi bước vào kì thi THPT QG quan trọng, HOC247 chia sẻ đến các em tài liệu Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật các tác phẩm văn học - ôn thi THPT QG năm 2020. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em học tập. Hãy cố gắng hết mình để có kết quả cáo nhất nhé. Chúc các em thành công!

 

 
 

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC – ÔN THI THPT QG

 

1. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

a. Giá trị nội dung trong Hai đứa trẻ

Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ, cùng lúc người đọc có thể lắng nghe được nhiều tiếng nói khác nhau, hòa phối trong nhau và có thể cảm nhận được nhiều ý nghĩa khi nhìn từ nhiều góc độ :

  • Lời gợi nhắc về tình cảm đối với nguồn cội, quê hương với những mẩu kí ức đẹp mà buồn – Hai đứa trẻ như một bài thơ êm dịu về quê hương trong kí ức tuổi thơ.
  • Lời cảnh tĩnh của nhà văn đối với những kiếp sống quẩn quanh, đơn điệu, mỏi mòn. ( Liên hệ: Tỏa nhị Kiều, Đời thừa, Sống mòn )
  • Niềm trân trọng đối với những mong ước nhỏ nhoi, khiêm nhường của những con người nhỏ bé, bất hạnh bị bỏ quên nơi”ga xép” của những chuyến tàu thời gian.
  • Tuy vậy , cảm hứng bao trùm, chủ đạo của tác phẩm vẫn là niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những kiếp người nhỏ nhoi nơi phố  huyện nghèo, bình lặng, tối tăm và những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ.

=> Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết và tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người.

b. Giá trị nghệ thuật trong Hai đứa trẻ

  • Một câu chuyện dung dị, đời thường, không tô vẽ và một lối kể chuyện tâm tình thủ thỉ với chính mình đã tạo nên thành công cho tác phẩm.
  • Miêu tả những diễn biến nội tâm của nhân vật  tinh tế sâu sắc
  • Vận dụng những thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản; nghệ thuật lấy động tả tĩnh,dùng ánh sáng dể tả bóng tối.
  • Câu văn nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu chất thơ và thấm đượm cảm xúc.
  • Lời văn tập trung miêu tả cảm giác, cảm tưởng nên bức tranh phố huyện cũng là bức tranh tâm trạng, như dệt bằng cảm giác. Ngôn ngữ giàu sức gợi.

2. Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số Đỏ-Vũ Trọng Phụng)

a. Giá trị nội dung trong Hạnh phúc của một tang gia

  • Thông qua việc miêu tả cảnh đám tang và khắc họa những chân dung hài hước của tang gia, tác giả đã phản ánh thực trạng suy đồi về đạo đức của một bộ phận tầng lớp tư sản thượng lưu Hà Thành do chạy theo phong trào Văn minh âu hóa
  • Qua đó, tác giả phê phán và bày tỏ thái độ căm phẫn đối với thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ, báo động về tình trạng đạo đức suy đồi trong xã hội đó.

=> Thể hiện tâm huyết của nhà văn đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp.

b. Giá trị nghệ thuật trong Hạnh phúc của một tang gia

  • Tạo những mâu thuẫn trào phúng thể hiện ngay ở nhan đề:tang gia mà lại hạnh phúc.
  • Tác giả chú trọng chọn lựa chi tiết, hình ảnh, miêu tả tỉ mỉ, cụ thể.
  • Người kể chuyện có một giọng điệu rất lạnh lùng, khách quan, đan xen những câu bình luận dí dỏm mỉa mai trào lộng, nhưng chua chát.            
  • Sử dụng biện pháp phóng đại cường điệu     
  • Cách đặt tên gọi nhân vật,đồ vật hài hước
  • Kết hợp tả toàn cảnh và cận cảnh.

3. Vĩnh biệt Cửu trùng đài (Trích Vũ Như Tô-Nguyễn Huy Tưởng)

a. Giá trị nội dung trong Vĩnh biệt Cửu trùng đài

  • Vở kịch phản ánh mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích thiết thực của nhân dân
  • Qua việc xây dựng các tính cách bi kịch ( Vũ Như Tô, Đan Thiềm),Tác giả muốn gửi đến người đọc, người xem những bài học, tư tưởng, quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật vị nhân sinh nghệ thuật phản ánh cuộc sống, khát vọng của người nghệ sĩ phải phù hợp với nguyện vọng, quyền lợi, lợi ích  của cộng đồng, của nhân dân.
  • Tác giả cũng bày tỏ sự cảm thông , trân trọng đối với nhwungx nghệ sĩ có tài năng, hoài bão lớn nhưng lâm vào mâu thuẫn, bi kịch giữa lí tưởng và thực tế.

b. Giá trị nghệ thuật trong Vính biệt Cửu trùng đài

  • Đoạn trích thể hiện  kết cấu của một vở kịch: biến cố, xung đột và giải quyết xung đột, sự kiện.
  • Không khí,nhịp điệu của sự việc được diễn tả theo chiều tăng tiến, mức độ dồn dập đã thể hiện được tính chất gay gắt của mâu thuẫn và đẩy xung đột kịch lên cao trào.Nhà văn đã tạo nên không khí kịch thông qua lời thoại, tình huống đầy kịch tính.

4. Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)

a. Giá trị nội dung trong Một thời đại trong thi ca

 Đoạn trích tập trung làm rõ Tinh thần Thơ mới:

  • Cách nhận diện tinh thần Thơ mới ( so sánh bài hay với bài hay, nhìn trên đại thể)
  • Cốt lõi của tinh thần thơ mới: Cái “Tôi” cá nhân xuất hiện với ý nghĩa tuyệt đối của nó – bơ vơ, đáng thương, tội nghiệp => Bi kịch
  • Cách giải tỏa bi kịch: Gửi cả vào Tiếng Việt

b. Giá trị nghệ thuật trong Một thời đại trong thi ca

  • Lập luận chặt chẽ, đảm bảo tính lô-gic của tư duy có khả năng thuyết phục cao. Cách dẫn dắt mạch văn tự nhiên, linh hoạt và độc đáo.Tác giả không dùng lí để  dẫn dắt ý mà dùng tình để dẫn dắt.
  • Ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc, dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích và có giá trị biểu cảm cao.

5. Đây thôn vĩ dạ (Hàn Mặc Tử)

a. Giá trị nội dung trong Đây thôn Vĩ Dạ

  • Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng rất đặc trưng cho xứ Huế nhưng cũng rất mơ hồ, hư ảo…được miêu tả qua tâm tưởng của nhà thơ.
  • Tâm tư như dòng chảy đứt nối của một niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết tha sống đến khắc khoải của nhân vật trữ tình. (Từ ao ước đắm say – hoài vọng phấp phỏng – mơ tưởng, hoài nghi và càng về sau càng có phần âm u sầu muộn. Nhưng cốt lõi của dòng tâm tư vẫn là niềm thiết tha với đời, mối khát khao gắn bó khôn nguôi- nỗi u hoài của một tâm hồn trong trẻo lành mạnh)

=> Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu thiết tha đối với xứ Huế, với quê hương của nhà thơ, mà còn thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của Hàn Mặc Tử. (không biểu hiện theo lối xuôi chiều mà đầy uẩn khúc trong cảm xúc của thi sĩ)

b. Giá trị nghệ thuật trong Đây thôn vĩ dạ

  • Mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục của thời gian và duy nhất của không gian nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng tâm tư
  • Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích. ( Vườn ai mướt quá…Thuyên trăng, áo em trắng quá…=> hợp thành diện mạo một cõi trần gian tuyệt đẹp mà thi sĩ càng mang nặng mặc cảm chia lìa bao nhiêu thì càng thiết tha gắn bó hơn bao giờ hết)
  • Sử dụng hàng lọat câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải chi phối toàn bài thơ.
  • Nhịp điệu thơ bị chi phối bởi cảm xúc ẩn chứa trong mỗi khổ thơ.

.

           -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

Trên đây là trích dẫn một phần tư liệu Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật các tác phẩm văn học - ôn thi THPT QG năm 2020 . Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF