OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi và đáp án kiểm tra HK1 Vật Lý lớp 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

30/01/2020 1.1 MB 231 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200130/94138144038_20200130_185010.pdf?r=9258
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức HK1, Hoc247 xin trân trọng gửi đến các em phần tài liệu Đề thi và đáp án kiểm tra HK1 Vật Lý lớp 11 năm học 2019-2020 của trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm được biên soạn có hướng dẫn chi tiết, nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học môn Vật lý, quý thầy cô cũng có thể dùng làm tư liệu tham khảo trong quá trình dạy bộ môn này. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VẬT LÝ LỚP 11 HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian phát đề

 

Câu 1. Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên bốn lần thì lực tương tác giữa chúng?

A. tăng lên gấp đôi.                             B. giảm đi một nửa

C. giảm đi bốn lần.                              D. không thay đổi.

Câu 2. Không thể nói về hằng số điện môi của chất nào dưới đây?

A. Không khí khô                               B. Nước tinh khiết.

C. Thủy tinh                                        D. Kim loại.

Câu 3. Đăt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khăng định đúng?

A. \({A_{MN}} \ne O\) và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.

B. \({A_{MN}} \ne O\), không phụ thuộc vào đường dịch chuyền

C. AMN = 0, không phụ thuộc vào đường dịch chuyên.

D. Không thể xác định được AMN.

Câu 4. Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một diêm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyến tiếp từ N về M theo một đường cong khácHãy so sánh công mà lực điên sinh ra trên các đoan đường đó (AMN và ANM)

A. AMN = ANM.            B. AMN = −ANM.        

C. AMN > ANM.                        D. AMN < ANM.

Câu 5. Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là E1, E2 và E3. Chọn phương án đúng?

A. E1 = 2 x102 = 3 x103.                           B. 3x101 = 2x102 = E3.                  

C. E1 < E2 < E3.                                D. E1 > E2 > E3.

Câu 6. Xét các elec tron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Thế năng của electron trong điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là W1, W2 và W3. Chọn phương án đúng?

A. 2W1 = W2 = 3W3.               B. 3W1 = 2W2 = W3.              

C. W1 < W2 < W3.                   D. W1 > W2 > W3.

Câu 7. Cọ xát thanh ebonit vào miếng dạ, thanh ebonit tích điện âm vì:

A. Electron chuyển từ thanh ebonit sang dạ.

B. Electrong chuyển từ dạ dang thanh ebonit.

C. Proton chuyển từ dạ sang thanh ebonit.

D. Proton chuyển từ thanh ebonit sang dạ.

Câu 8. Câu phát biểu nào sau đây đúng?

A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích l,6.10−19C.

B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là l,6.1019C.

C. Điện tích hạt nhân bang một số nguvên lần điện tích nguyên tố.

D. Tất ca các hạt sơ cấp đều mang điện tích.

Câu 9. Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?

A. Nước biển.             B. Nước sông.            

C. Nước mưa.             D. Nước cất.

Câu 10. Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Chọn câu đúng?

A. Cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng.

B. Cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng.

C. Chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng.

D. Chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng.

Câu 11. Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một?

A. Thanh kim loại không mang điện tích.                   B. Thanh kim loại mang điện tích dương

C. Thanh kim loại mang điện tích âm                         D. Thanh nhựa mang điện tích âm

Câu 12. Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyến động đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0.                 B. A > 0 nếu q < 0.                

C. A > 0 nếu q < 0                  D. A = 0

Câu 13. Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện?

A. Trong cả quá trình bằng 0.                                     B. Trong quá trình M đến N là dương.

C. Trong quá trình N đến M là dương.                       D. Trong cả quá trình là dương.

Câu 14. Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng, lực sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện?

A. AMN > ANP.                                                            

B. AMN < ANP             

C. AMN = ANP                                                             

D. Có thể AMN > ANP hoặc AMN < ANP hoặc AMN = ANP.

Câu 15. Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q. M và N là hai điểm trên vòng tròn đó Gọi AM1N; AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N và M2N và cây cung MN thì?

A. AM1N < AM2N                                  B. AMN nhỏ nhất.       

C. AM2N lớn nhất.                                D. AM1N = AM2N = AMN

Câu 16. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường?

A. Tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN.                B. Tỉ lệ thuận với độ lớn của điện tích q.

C. Tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển.                       D. Tỉ lệ thuận với tốc độ dịch chuyển.

Câu 17. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào?

A. Vị trí của các điểm M, N.                          

B. hình dạng của đường đi MN.

C. Độ lớn của điện tích q.                                          

D. Độ lớn của cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi.

Câu 18. Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, không phụ thuộc vào?

A. Vị trí của các điểm M, N.                                       B. Hình dạng đường đi từ M đến N.

C. Độ lớn của điện tích q.                                           D. Cường độ điện trường tại M và N.

Câu 19. Trong trường hợp nào sau đây, ta có thể coi các vật nhiễm điện là các điện tích điểm.

A. Hai thanh nhựa đặt gần nhau.

B. Một thanh nhựa và một quả cầu đặt gần nhau.

C. Hai quả cầu nhỏ đặt xa nhau

D. Hai quả cầu lớn đặt gần nhau.

Câu 20. Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = −6.10-9C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là

A. 32,4.10-10N.                        B. 32,4.10-6N.                        

C. 8,1.10-10N.                          D. 8,1.10-6N

Câu 21. Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

A. 1 cm.                                  B. 2cm.                                   

C. 3 cm.                                  D.  4cm

Câu 22. Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoáng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi ɛ = 2 và giảm khoáng cách giữa chúng còn r/3 thỉ độ lớn của lực tương tác giữa chúng là

A. 18F.                                    B. 1,5F.                                  

C. 6F.                                      D. 4,5F.

Câu 23. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là 2.10−4 N. Độ lớn của điện tích đó là

A. 2,25 mC.               B. 1,50 mC.                            

C. 1,25 mC.                D. 0,85 mC.

Câu 24. Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2cm bằng 105 V/m. Tại vị trí cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m?

A. 2cm.                                   B. 1cm                                    

C. 4cm.                                   D. 5cm.

Câu 25. Biết điện tích của Electron: −1,6.10-19 CKhối lượng của electron: 9,1.10-31 kg. Giả sử trong nguyên tử hêli, electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo 29,4 pm thì tốc độ dài của electron đó sẽ là bao nhiêu?

A. 1,5.10(m/s).                      B. 4,15.106 (m/s).                   

C. 1.41.1017 (m/s).                   D. 2.25.1016 (m/s).

...

---Để xem tiếp nội dung từ câu 25-40, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

 

ĐÁP ÁN

1.D

2.D

3.C

4.B

5.D

6.C

7.B

8.C

9.D

10.D

11.D

12.D

13.A

14.D

15.D

16.B

17.B

18.B

19.C

20.B

21.B

22.D

23.C

24.B

25.B

26.C

27.D

28.C

29.B

30.A

31.C

32.C

33.C

34.D

35.B

36.C

37.A

38.D

39.D

40.D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi và đáp án kiểm tra HK1 Vật Lý lớp 11 năm học 2019-2020 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF