OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Tân Đức có đáp án

23/12/2019 864.52 KB 524 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20191223/947241062496_20191223_200100.pdf?r=9312
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Tân Đức có đáp án. Hy vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích, giúp các em ôn tập tốt kiến thức đã học đồng thời rèn luyện thêm nhiều kĩ năng giải bài tập trắc nghiệm, chuẩn bị thật tốt để làm bài thi đạt hiệu quả cao. 

 

 
 

SỞ GD – ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT TÂN ĐỨC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC: 2019-2020

MÔN: VẬT LÝ 11

Thời gian làm bài: 45 phút.

 

Họ và tên học sinh:...............................................................................

Lớp: ..................................................

 

Câu 1: Một bóng đèn 6 V – 5 A được nối với hai cực của một nguồn điện. Ở 200 C, khi hiệu điện thế giữa hai cực của đèn là 36 mV thì cường độ dòng điện qua nó là 50 mA. Biết hệ số nhiệt điện trở của dây tóc đèn là 4,5.10-4 K-1. Nhiệt độ của dây tóc đèn khi được thắp sáng bình thường là

A. 15010 C.                             B. 20510 C.                

C. 25010 C.                             D. 20010 C.

Câu 2: Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 C và q2 = -2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là

A. 4,5 N.                                 B. 8,1 N.                                

C. 0.0045 N.                           D. 81.10-5 N.

Câu 3: Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là

A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.       B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

C. bằng 0.                                                               D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 4: Một tụ điện có điện dung 20 μF mắc vào hiệu điện thế của nguồn một chiều thì điện tích của tụ bằng 80μC. Biết hai bản tụ cách nhau 0,8cm. Điện trường giữa hai bản tụ có độ lớn:

A. 10-4V/m                              B. 0,16V/m                            

C. 500V/m                              D. 5V/m

Câu 5: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (W) được mắc với điện trở 4,8 (W) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:

A. 12 (V)                                 B. 12,25 (V).                          

C. 14,50 (V).                           D. 11,75 (V).

Câu 6: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

A. Tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, điện trở của dây dẫn và với thời gian dòng điện chạy qua.

B. Tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn vào với thời gian dòng điện chạy qua.

C. Tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua và tỉ lệ

D. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua.nghịch với điện trở của dây dẫn.

Câu 7: Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 và U2. Nếu công suất của hai bóng đó băng nhau thì tỉ số hai điện trở R1/R2

A. U1/U2.                                 B. U2/U1.                                

C. (U1/U2)2.                             D. (U2/U1)2.

Câu 8: Hai nguồn điện giống nhau mắc song song thì:

A. suất điện động của bộ nguồn có giá trị bằng suất điện động của mỗi nguồn thành phần

B. suất điện động của bộ nguồn có giá trị bằng nửa suất điện động của mỗi nguồn thành phần

C. điện trở trong của bộ nguồn bằng điện trở trong của của mỗi nguồn thành phần

D. điện trở trong của bộ nguồn gấp đôi điện trở trong của của mỗi nguồn thành phần

Câu 9: Hai điện trở R1 và R2 được mắc vào hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 9V. Nếu mắc nối tiếp thì dòng điện qua các điện trở là I1 = 1A, nếu mắc song song thì dòng điện trong mạch chính là I2 = 4,5A. Các điện trở R1 và R2 có giá trị là:

A. R1 = 6W; R3 = 3W                      B. R1 = 5,4W; R3 = 3,6W        

C. R1 = 3W; R3 = 1,5W                   D. R1 = 4W; R3 = 8W

Câu 10: Một bóng đèn có ghi 120 V – 40 W. Đèn được mắc vào lưới điện có hiệu điện thế  220 V. Cho biết đường kính của dây là 0,3 mm, điện trở suất của Ni – Cr là 1,1.10-6 .m. Muốn đèn sáng bình thường thì phải mắc nối tiếp với đèn 1 dây điện trở bằng Ni – Cr có chiều dài là

A. 19,2 m.                   B. 91,2 m.                  

C. 192 m.                    D. 912 m.

Câu 11: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ:

A. không đổi                           B. tăng gấp đôi             

C. Giảm còn một nửa             D. giảm còn một phần tư

Câu 12: Có hai điện trở ghi 2W-1W và 5W-2W. Khi mắc nối tiếp thành bộ thì công suất tỏa nhiệt lớn nhất của bộ điện trở là

A. 3,5 W.                    B. 3 W.                                   

C. 2,5 W.                    D. 2,8 W.

Câu 13: Một đoạn mạch có hiệu điện thế không đổi, chỉ tiêu thụ điện năng dưới dạng nhiệt năng. Khi điện trở của  đoạn mạch được điều chỉnh tăng hai lần, thì trong cùng khoảng thời gian, điện năng tiêu thụ của đoạn mạch đó

A. giảm hai lần.          B. tăng hai lần.                 

C. giảm bốn lần.        D. không đổi.

Câu 14: Điều kiện để có dòng điện là

   A. chỉ cần có các vật dẫn.                           B. chỉ cần có hiệu điện thế.                            

   C. chỉ cần có nguồn điện.                            D. duy trì hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Câu 15: Một ampe kế có điện trở 2  mắc vào 2 cực của nguồn điện, ampe kế chỉ dòng điện 5 A. Khi mắc vào 2 cực của nguồn điện 1 vôn kế có điện trở 15 , vôn kế chỉ hiệu điện thế 12 V. Cường độ dòng điện ngắn mạch của bộ nguồn là

A. 296 A.                              B. 69,6 A.                              

C. 26 A.                                D. 696 A.

Câu 16: Một điện trở R1 được mắc vào hai cực một nguồn điện có điện trở trong r =4 Ω thì dòng điện trong mạch có cường độ I1=1,2 A. Nếu mắc thêm R2=2 Ω nối tiếp với R1 thì dòng điện chay qua mạch có cường độ I2=1 A.Giá trị R1:

A. 8 Ω.                              B. 2 Ω.                             

C. 4 Ω.                              D. 6 Ω.

Câu 18: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là

A. 4F.                                                  B. 0,25F.                                

C. 16F.                                                D. 0,5F.

Câu 19: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì điện tích của tụ:

A. không đổi                           B. tăng gấp đôi                       

C. Giảm còn một nửa                  D. giảm còn một phần tư

Câu 20: Một nguồn điện có suất điện động 6 V và điện trở trong 1 W thì có thể tạo ra được một dòng điện có cường độ lớn nhất là

A. 2 A.                                              B. 4 A.                         

C. 6 A.                                              D. 8 A.

Câu 21: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có đương lượng điện hóa là 1,118.10-6kg/C. Cho dòng điện có điện lượng 480C đi qua thì khối lượng chất được giải phóng ra ở điện cực là:

A. 0,56364g                B. 0,53664g               

C. 0,429g        D. 0,0023.10-3g

Câu 22: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa khối lượng  chất giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân và điện lượng tải qua bình. Đương lượng điện hóa của chất điện phân trong bình này là:

A. 11,18.10-6kg/C                   B. 1,118.10-6kg/C          

C. 1,118.10-6kg.C                   D.11,18.10-6kg.C   

Câu 23: Một dây vônfram có điện trở 136Ω ở nhiệt độ 1000C, biết hệ số

 nhiệt điện trở α = 4,5.10-3K-1. Hỏi ở nhiệt độ 200C điện trở của dây này là bao nhiêu:                   

A. 100Ω                      B. 150Ω                     

C. 175Ω                      D. 200Ω

Câu 24: Cho hai điện tích dương q1 = 2 nC và q2 = 0,018 C đặt cố định và cách nhau 10 cm. Đặt thêm điện tích thứ ba q0 tại một điểm trên đường nối hai điện tích q1, q2 sao cho q0 nằm cân bằng. Vị trí của q0

    A. cách q1 2,5cm và cách q2 7,5cm.                                    B. cách q1 7,5cm và cách q2 2,5cm.

    C. cách q1 2,5cm và cách q2 12,5cm.                                  D. cách q1 12,5cm và cách q2 2,5cm.

Câu 25: Ba tụ điện ghép nối tiếp có C1 = 20pF, C2 = 10pF, C3 = 30pF. Tính điện dung của bộ tụ đó:

A. 3,45pF                    B. 4,45pF                   

C.5,45pF                     D. 6,45pF

Câu 26: Nguồn điện có suất điện động là 3V và có điện trở trong là 2W . Mắc song song hai bóng đèn như nhau có cùng điện trở là 6 W vào hai cực của nguồn điện này. Tính công suất tiêu thụ điện của mỗi bóng đèn.

A. 0,54 W                               B. 0,75W                    

C. 1,5 W                                 D. 0,6W

Câu 27: Hai điện tích điểm q1 = 0,5nC và q2 = - 0,5nC đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6cm trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là.

A. E = 0V/m.                         B. E = 5000V/m.                    

C. E = 10000V/m.                  D. E = 20000V/m.

Câu 28: Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là

A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.       B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.

C. bằng 0.                                                               D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 29: Hai điện tích điểm có cùng độ lớn, được đặt cách nhau 1m trong nước nguyên chất thì tương tác với nhau một lực bằng 10N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi là 81. Độ lớn của mỗi điện tích là

A. 9C                                          B. 9.10-8C                               

C. 0,3mC                                    D. 10-3C

Câu 30: Một nguồn điện mắc với một biến trở. Khi điện trở của biến trở là 1,65Ω thì hiệu điện thế hai cực nguồn là 3,3V; khi điện trở của biến trở là 3,5Ω thì hiệu điện thế ở hai cực nguồn là 3,5V. Tìm suất điện động và điện trở trong của nguồn:

A. 3,7V; 0,2Ω                          B.3,4V; 0,1Ω                        

C.6,8V;1,95Ω                      D. 3,6V; 0,15Ω 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi Học kì 1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 trường THPT Tân Đức có đáp án trắc nghiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF