Giải Bài 5 trang 97 SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo tập 2
Một hộp chứa 50 tấm thẻ cùng loại được đánh số lần lượt từ 1 đến 50. Lấy ra ngẫu nhiên đồng thời 2 thẻ từ hộp. Tính xác suất của các biến cố:
a) \(A\): “Tổng các số ghi trên 2 thẻ lấy ra là số chẵn”;
b) \(B\): “Tích các số ghi trên 2 thẻ lấy ra chia hết cho 4".
Hướng dẫn giải chi tiết Bài 5
Phương pháp giải
‒ Sử dụng công thức tính xác suất: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
‒ Sử dụng quy tắc nhân xác suất: Nếu hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập thì \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right)P\left( B \right)\).
‒ Sử dụng quy tắc cộng xác suất cho hai biến cố xung khắc: Cho hai biến cố \(A\) và \(B\) xung khắc. Khi đó: \(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\).
Lời giải chi tiết
Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 thẻ trong tổng số 50 thẻ từ hộp có \({C}_{50}^2 = 1225\) cách.
a) Gọi \(C\) là biến cố “2 thẻ lấy ra là số chẵn”, \(D\) là biến cố “2 thẻ lấy ra là số lẻ”
\( \Rightarrow A = C \cup D\)
Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 thẻ trong tổng số 25 thẻ chẵn có \({C}_{25}^2 = 300\) cách
\( \Rightarrow n\left( C \right) = 300 \Rightarrow P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{300}}{{1225}} = \frac{{12}}{{49}}\)
Lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 thẻ trong tổng số 25 thẻ lẻ có \({C}_{25}^2 = 300\) cách
\( \Rightarrow n\left( D \right) = 300 \Rightarrow P\left( C \right) = \frac{{n\left( D \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{300}}{{1225}} = \frac{{12}}{{49}}\)
Vì \(C\) và \(D\) là hai biến cố xung khắc nên \(P\left( A \right) = P\left( C \right) + P\left( D \right) = \frac{{12}}{{49}} + \frac{{12}}{{49}} = \frac{{24}}{{49}}\)
b) Gọi \(E\) là biến cố “1 thẻ chia hết cho 4, 1 thẻ là số lẻ”
\( \Rightarrow B = C \cup E\)
Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ trong tổng số 12 thẻ chia hết cho 4 có \({C}_{12}^1 = 12\) cách
Lấy ngẫu nhiên 1 thẻ trong tổng số 25 thẻ lẻ có \({C}_{25}^1 = 25\) cách
\( \Rightarrow n\left( E \right) = 12.25 = 300 \)\(\Rightarrow P\left( E \right)\)\( = \frac{{n\left( E \right)}}{{n\left(\Omega \right)}} \)\(= \frac{{300}}{{1225}} = \frac{{12}}{{49}}\)
Vì \(C\) và \(E\) là hai biến cố xung khắc nên \(P\left( B \right) \)\(= P\left( C \right) + P\left( E \right) \)\(= \frac{{12}}{{49}} + \frac{{12}}{{49}}\)\( = \frac{{24}}{{49}}\)
-- Mod Toán 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Giải Bài 3 trang 97 SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Giải Bài 4 trang 97 SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo tập 2 - CTST
Bài tập 1 trang 99 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 2 trang 99 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 3 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 4 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 5 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 6 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 7 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 8 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 9 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Bài tập 10 trang 100 SBT Toán 11 Tập 2 Chân trời sáng tạo - CTST
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.