Bài 4 trang 109 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1
Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.
a) Chứng minh rằng (AFD) // (BEC)?
b) Gọi M là trọng tâm của tam giác ABE. Gọi (P) là mặt phẳng đi qua M và song song với mặt phẳng (AFD). Lấy N là giao điểm của (P) và AC. Tính ?
Hướng dẫn giải chi tiết Bài 4
a)
Ta có: BE // AF (do ABEF là hình bình hành);
AF ⊂ (AFD)
Do đó BE // (AFD).
Ta cũng có: BC // AD (do ABCD là hình bình hành)
AD ⊂ (AFD)
Do đó BC // (AFD).
Do BE // (AFD);
BC // (AFD);
BE, BC cắt nhau tại điểm B và cùng nằm trong mp(BEC)
Suy ra (AFD) // (BEC).
b)
- Do (AFD) song song với (P) nên tồn tại hai đường thẳng trong (AFD) song song với (P).
+ Trong mp(ABEF), qua điểm M vẽ đường thẳng song song với AF, đường thẳng này cắt AB, EF lần lượt tại I, J.
Khi đó IJ // AF, mà AF ⊂ (AFD) nên IJ // (AFD).
+ Trong mp(ABCD), qua điểm I vẽ đường thẳng song song với AD, cắt CD tại K.
Khi đó IK // AD, mà AD ⊂ (AFD) nên IK // (AFD).
+ Ta có: IJ // (AFD);
IK // (AFD);
IJ, IK cắt nhau tại điểm I và cùng nằm trong mp(IJK).
Do đó (IJK) // (AFD).
Mà M ∈ IJ, IJ ⊂ (IJK) nên mp (P) đi qua M và song song với (AFD) chính là mp(IJK).
- Trong mp(ABCD), AC cắt IK tại N, khi đó N là giao điểm của AC và (P).
Trong mp(ABCD), xét DABC có IN // BC (do IK // AD // BC) nên theo định lí Thalès ta có: .
Trong mp(ABEF), xét DABF có IM // AF nên theo định lí Thalès ta có: .
Gọi O là tâm hình bình hành ABEF. Khi đó O là trung điểm của FB nên FO = OB.
Do M là trọng tâm của ABE nên và .
Ta có: .
Vậy .
-- Mod Toán 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài 2 trang 109 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Bài 3 trang 109 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD
Bài tập 28 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài tập 29 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài tập 30 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài tập 31 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài tập 32 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Bài tập 33 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1 Cánh diều - CD
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.