OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 30: Biên tập phim


Mời các em cùng tìm hiểu nội dung Bài 30: Biên tập phim. Bài học này sẽ hướng dẫn các em sử dụng một số công cụ cơ bản biên tập phim như chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian. HOC247 hy vọng rằng qua các bài học của chương trình Tin học ứng dụng, các em sẽ thu thập những kiến thức hữu ích và thú vị, giúp nâng cao kiến thức về môn Tin học.

 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biên tập phim

- Để có được những đoạn phim chuyên nghiệp, người dùng có thể sử dụng các công cụ, tính năng biên tập của phần mềm làm phim như sau:

 

a. Chỉnh sửa hình ảnh

- Chỉnh sửa các hình ảnh hay video clip tại các phân đoạn của phim với các thao tác thường dùng bao gồm: bổ sung, thay thế hoặc xoá; căn chỉnh hướng, góc quay tạo hiệu ứng cho ảnh hoặc video clip.

- Các thao tác chỉnh sửa này có thể thực hiện bởi các lệnh trong ngăn Tư liệu. Các lệnh này sẽ hiện ra khi ta nháy nút phải chuột vào một tư liệu bắt kĩ như ảnh hoặc video.

 

Bảng các lệnh chỉnh sửa ảnh đang chọn

 

b. Chỉnh sửa âm thanh

- Bên cạnh các tư liệu ảnh hay video clip, âm thanh cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của đoạn phim.

- Phần mềm làm phim cho phép đưa các tập âm thanh vào đoạn phim, ghép nối, thay đổi độ dài, âm lượng và các chỉnh sửa khác.

 

Bảng lệnh chỉnh sửa âm thanh

 

c. Tạo các hiệu ứng chuyển cảnh

- Với đoạn phim được tạo ra từ chuỗi các phân cảnh là các tư liệu ảnh hay video đầu vào, việc sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh giúp cho đoạn phim mượt mà, hấp dẫn hơn.

- Vì vậy, tính năng này cũng được các phần mềm làm phim không ngừng sáng tạo và cải tiến.

 

Danh sách các hiệu ứng chuyển cảnh

 

d. Căn chỉnh thời gian

- Một trong những yếu tố quan trọng của một đoạn phim là thời lượng của từng phân cảnh.

- Việc căn chỉnh thời gian xuất hiện giữa phân cảnh trên các lớp này cần được thực hiện sao cho khớp với kịch bản mà ta mong muốn.

- Những thao tác này được hỗ trợ thực hiện tại ngăn tiến trình của phần mềm làm phim.

 

e. Tạo phụ đề

- Tạo phụ đề cho phim cũng là một trong những yếu tố giúp cho đoạn phim trở nên chuyên nghiệp, góp phần truyền tải thông tin tốt hơn.

- Do đó, tính năng tạo, chỉnh sửa, định dạng phụ đề cho phim cũng được một số phần mềm cung cấp và tương đối dễ sử dụng.

 

1.2. Thực hành

Nhiệm vụ chung

Biên tập đoạn phim đã thực hiện ở phần thực hành Bài 30.

 

Hướng dẫn

- Bước 1. Khởi động phần mềm VideoPad.

- Bước 2. Mở dự án phim đã thực hiện ở phần thực hành Bài 29.

- Bước 3. Lưu dự án với tên mới ..vpj.

 

Nhiệm vụ 1. Chỉnh sửa ảnh

Thay thế một ảnh trong phim bằng ảnh mới, chẳng hạn ảnh cần thay thế là ảnh số 5.

 

Hướng dẫn

- Bước 1. Nháy chuột phải vào ảnh 5 tại trang Images của ngăn Tư liệu. Khi bảng lệnh hiện ra, chọn lệnh Replace file.... như hình dưới.

 

 

- Bước 2. Chọn đường dẫn tới tệp ảnh mới sẽ dùng để thay thế cho ảnh 5.

(Sau bước này, ảnh mới sẽ được đưa vào ngăn tư liệu, thay thế cho ảnh 5 cũ. Khi đó, phân cảnh sử dụng ảnh 5 cũ trong đoạn phim cũng sẽ thay đổi theo.)

- Bước 3. Chọn nút Play trong ngăn xem trước để kiểm tra kết quả thay thế ảnh vừa thực hiện.

Lưu ý: Cũng trong ngăn tiến trình này, em có thể thay đổi vị trí các phân cảnh bằng cách kéo thả. Hãy thử thực hành để khám phá tính năng này cũng như các tính năng chỉnh sửa ảnh khác trong bảng lệnh.

 

Nhiệm vụ 2. Chỉnh sửa âm thanh

Tạo hiệu ứng nhỏ dẫn cho nhạc nền của đoạn phim. 

 

Hướng dẫn

Việc điều chỉnh âm lượng của âm thanh cần thực hiện tại ngăn tiến trình, ở chế độ hiển thị theo Dòng thời gian (Timeline).

- Bước 1. Tại ngăn tiến trình, nháy chuột vào hộp chọn Storyboard, trong bảng chọn hiện ra, nháy chọn Timeline để mở chế độ Dòng thời gian trong ngăn tiến trình.

- Bước 2. Thực hiện các bước như hình dưới đây.

 

 

- Bước 3. Hộp thoại Fade Out hiện ra, cho phép thiết lập các thông số để điều chỉnh âm lượng nhỏ dần về cuối phim.

 

Hộp thoại Fade Out

 

Nhiệm vụ 3. Tạo hiệu ứng chuyển cảnh

 

Hướng dẫn

- Bước 1. Mở chế độ hiển thị Story Board trên ngăn tiến trình.

- Bước 2. Nháy chọn lệnh tại phân cảnh muốn thực hiện hiệu ứng chuyển cảnh.

- Bước 3. Trong danh sách các hiệu ứng mở ra như hình dưới đây, chọn một hiệu ứng bất kì.

 

 

- Bước 4. Xem đoạn phim ở ngăn xem trước để theo dõi hiệu ứng chuyển cảnh vừa thiết lập. Có thể thực hiện lại Bước 3 để đổi sang hiệu ứng khác nếu muốn.

 

Nhiệm vụ 4. Căn chỉnh thời gian các phân cảnh trong phim

 

Hướng dẫn

Trong đoạn phim, phần mềm đã mặc định sẵn thời lượng của mỗi phân cảnh, con số này thể hiện trong ngăn tiến trình ở chế độ Storyboad. Để thay đổi thời lượng, thực hiện như sau:

- Bước 1. Bật chế độ hiển thị dạng Story board cho ngăn tiến trình.

- Bước 2. Nhảy chọn phân cảnh cần căn chỉnh thời gian, giả sử phân cảnh 2. Phân cảnh này sẽ được hiện ra ở ngăn xem trước.

- Bước 3. Gõ vào thời lượng mong muốn tại ô Duration trong dãy lệnh ở ngăn xem trước rồi nhấn phím Enter.

- Bước 4. Xem lại đoạn phim để theo dõi sự thay đổi thời lượng phân cảnh vừa điều chỉnh. Có thể quay lại Bước 3 để chỉnh lại thời lượng nếu cần.

Thực hiện tương tự với các phân cảnh khác để đoạn phim có thời lượng như mong muốn.

 

Nhiệm vụ 5. Tạo phụ để để chú thích cho các ảnh trong đoạn phim.

 

Hướng dẫn

- Bước 1. Mở hộp thoại tạo phụ đề bằng cách: trên dải lệnh, chọn lệnh Sequence, tiếp theo chọn lệnh Subtitles.

- Bước 2. Khi hộp thoại Subtitles hiện ra, lần lượt thực hiện theo các chỉ dẫn trong hình dưới đây.

 

 

Chú thích:

  [1]. Đặt con trỏ vào vị trí chỉ thời điểm bắt đầu có phụ đề.

  [2]. Gõ nội dung phụ đề.

  [3]. Căn chỉnh lại thời gian cho từng phụ đề để khớp với phân cảnh.

  [4]. Chọn Add để bổ sung phụ đề.

Sau khi đã tạo xong các phụ đề, chọn Apply để đóng hộp thoại và lưu lại các phụ đề vừa tạo.

- Bước 3. Xem lại toàn bộ đoạn phim để kiểm tra. Thực hiện lại các bước trên để điều chỉnh nếu cần.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 30 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức

Sau bài học này, các em sẽ: Sử dụng được một số công cụ cơ bản biên tập phim như

- Chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh.

- Tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh.

- Căn chỉnh thời gian.

2.1. Trắc nghiệm Bài 30 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức  

Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 30 Chủ đề 7 Tin học lớp 11 Kết nối tri thức. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 30.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập Bài 30 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 143 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi trang 144 SGK Tin học lớp 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 147 SGK Tin học lớp 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 147 SGK Tin học lớp 11 Kết nối tri thức - KNTT

3. Hỏi đáp Bài 30 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học của HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 HỌC247

NONE
OFF