OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 22: Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu


Thông qua nội dung Bài 22: Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu, các em sẽ hiểu được cách thức nhập dữ liệu đối với các bảng dữ liệu có tham chiếu. HOC247 hy vọng rằng các em sẽ thu thập được những kiến thức hữu ích và thú vị giúp các em nâng cao kiến thức về môn Tin học 11 qua các bài học của chương trình Tin học ứng dụng, 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhiệm vụ 1: Cập nhật bảng bannhac

a. Thêm mới dữ liệu vào bảng bannhac

- Chọn bảng bannhac, nháy chuột chọn thẻ Dữ liệu, em sẽ thấy bảng dữ liệu có các trường idBannhac, tenBannhac, idNhacsi nhưng chưa có dữ liệu.

 

Giao diện thêm mới dữ liệu

 

- Thực hiện nhập dữ liệu.

- Trường idNhacsi có kiểu INT, AUTO_INCREMENT nên không cần nhập dữ liệu cho trường này. Nháy đúp chuột vào ô ở trường tenBannhac để nhập tên bản nhạc.

 

Minh hoạ thao tác nhập dữ liệu

 

- Trường idNhacsi là trường khoa ngoài, đã được khai báo tham chiếu đến trường idNhacsi của bảng nhacsi, vì vậy để đảm bảo tính nhất quán, giá trị hợp lệ chỉ có thể lấy từ các giá trị của idNhacsi có trong bảng nhacsi. Nháy đúp chuột vào ô nhập trường idNhacsi và chọn tên nhạc sĩ trong hộp danh sách.

 

Nhập dữ liệu cho trưởng khoa ngoài

 

b. Sửa chữa, cập nhật dữ liệu trong bảng bannhac

- Thao tác sửa chữa dữ liệu trong bảng bannhac nếu phát hiện có sai sót, tương tự như đã được giới thiệu ở Bài 21, chỉ cẫn nháy đúp chuột vào ô dữ liệu muốn sửa. Sửa dữ liệu trường idNhacsi ở dòng số 2.

 

Giao diện sửa dữ liệu

 

c. Xoá dữ liệu trong bảng bannhac

- Thực hiện tương tự các bước ở Bài 21 để xoá các dòng dữ liệu trong bảng bannhac.

 

d. Xoá dữ liệu trong bảng nhacsi

Bây giờ bảng bannhac đã có dữ liệu với trường idNhacsi tham chiếu đến trường idNhacsi của bảng nhacsi. Do vậy, ta sẽ không thể tuỳ tiện xoá các dòng của bảng nhacsi. MySQL sẽ kiểm tra và ngăn chặn việc xoá các dòng trong bảng nhacsi mà giá trị trường idNhacsi đã có trong trường idNhacsi của bảng

 

Lưu ý: Hệ QTCSDL chỉ có thể ngăn chặn được các lỗi theo lôgic đã được khai báo. Nó không thể ngăn chặn được các lỗi không liên quan đến lôgic nào. Vì vậy người làm việc với CSDL luôn phải có sự cẩn thận, mẫn cán trong công việc của mình.

 

e. Truy xuất dữ liệu trong bảng bannhac

- Việc truy xuất dữ liệu trong bảng bannhac là hoàn toàn tương tự như truy xuất dữ liệu trong bảng nhacsi ở Bài 21.

 + Hãy thực hành các truy xuất dữ liệu theo thứ tự giảm dần của trường idBannhac, theo thứ tự tên các bản nhạc.

 + Hãy thực hành lấy ra danh sách tên các bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao có trong bảng bannhac.

 

1.2. Nhiệm vụ 2

- Hãy tìm hiểu một chức năng của phần mềm ứng dụng Quản lí dữ liệu âm nhạc qua giao diện ở hình bên dưới, so sánh với những kiến thức vừa được học trong bài thực hành và cho nhận xét so sánh.

 

Giao diện Quản lí danh sách các bản nhạc

 

- Cách tương tác với giao diện này như sau:

 + Để nhập dữ liệu bản nhạc mới, người dùng phải nhập tên bản nhạc, chọn nhạc sĩ từ hộp danh sách phía dưới sau đó chọn Nhập

 + Để tìm một bản nhạc có thể nhập vài từ của tên bản nhạc, cũng có thể chọn nhạc sĩ nếu biết, sau đó nháy chuột chọn Tìm.

 + Danh sách các bản nhạc đã có trong CSDL được thể hiện ở bảng phía dưới thành nhiều trang, mỗi trang 10 dòng. Có thể nhảy chuột vào hộp danh sách trang đề chọn trang.

 + Muốn sửa một bản nhạc nào đó, nhảy chuột vào phím radio  trên dòng đó, thông tin của bản nhạc sẽ được hiển thị ở phần phía trên của giao diện để người dùng sửa chữa, thay đổi,... Nháy chuột chọn Nhập để lưu lại kết quả thay đổi.

 + Muốn xoá một hay nhiều bản nhạc nào đó trong danh sách đã có: nháy chuột vào các checkbox  ở đầu các dòng tương ứng và chọn Xoá.

 

Hướng dẫn

Ứng dụng Quản lí dữ liệu âm nhạc nói trên là một ứng dụng được thiết kế chuyên biệt cho bài toán quản lí dữ liệu âm nhạc, giao diện được thiết kế hướng vào những nghiệp vụ mà người quản lí thường phải làm hằng ngày. Tất cả các chức năng nhập mới, sửa chữa, xoá, tìm kiếm được tích hợp vào một giao diện.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 22 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức

Qua bài học này, các em sẽ:

- Hiểu được cách thức nhập dữ liệu đối với các bảng có trường khoá ngoài.

- Biết cách nhập dữ liệu đối với các bảng có trường tham chiếu đến một khoá chính của bảng khác.

2.1. Trắc nghiệm Bài 22 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức  

Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 22 Chủ đề 6 Tin học lớp 11 Kết nối tri thức. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 22.

    • A. Biểu thức logic một bảng khác.
    • B. Biểu thức kí tự liên kết với một ô trong bảng.
    • C. Dữ liệu tham chiếu được đến một trường khoá chính của một bảng tham chiếu.
    • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
    • A. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá chính phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
    • B. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
    • C. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một bảng khác.
    • D. Cả ba đáp án trên đều sai.
    • A. Kiểm tra giá trị của trường khoá ngoài để đảm bảo rằng nó phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
    • B. Kiểm tra giá trị của các trường trong bảng để đảm bảo rằng nó phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
    • C. Kiểm tra các giá trị trong bảng.
    • D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập Bài 22 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 11 Kết nối tri thức Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 105 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 108 SGK Tin học lớp 11 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 108 SGK Tin học lớp 11 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 108 SGK Tin học lớp 11 Kết nối tri thức - KNTT

3. Hỏi đáp Bài 22 SGK Tin học 11 Kết nối tri thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học của HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 11 HỌC247

NONE
OFF