OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 11 Bài 2: Các thành phần của ngôn ngữ lập trình


Dưới đây là nội dung bài học bài Các thành phần của ngôn ngữ lập trình, thông qua bài học này các em sẽ biết được: ngôn ngữ lập trình có ba thành phần cơ bản; một số khái niệm tên, tên dành riêng, tên chuẩn, hằngbiến và các qui định về cách đặt tên hằng, biến,... Mời các em cùng theo dõi.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các thành phần cơ bản

Mỗi ngôn ngữ lập trình có 3 thành phần cơ bản là Bảng chữ cái, cú phápngữ nghĩa.

a. Bảng chữ cái

  • Tập hợp kí tự được dùng để viết chương trình

Ví dụ:

Trong Pascal bảng chữ cái bao gồm:

  • Chữ cái thường và chữ cái in hoa tiếng Anh: a...z ; A..Z
  • 10 chữ thập phân: 0..9
  • Các kí tự đặc biệt:
\(+\) \(-\) \(*\) \(\diagup\) \(=\) \(<\) \(>\) \([\) \(]\) \(.\) \(,\)
\(;\) \(\#\) \(\wedge\) \(\alpha\) \(\$\) \(\&\) \((\) \()\) \(\{\) \(\}\) \(:\) \('\)
Dấu cách (mã ASCII là 32) _ Dấu gạch dưới

Bảng 1. Các kí tự đặc biệt trong Pascal

* Lưu ý:

  • Các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng có sự khác nhau về bảng chữ cái
    • Ví dụ: Bảng chữ cái của ngôn ngữ C/C++ so với PASCAL có bổ sung thêm một số kí tự như:   \("\) \(\diagdown\) \(!\) \(?\) \(\%\) \(|\)
  • Không được phép dùng bất kì kí tự nào ngoài các kí tự quy định trong bảng chữ cái khi viết chương trình

b. Cú pháp

  • bộ quy tắc để viết chương trình, gồm những quy định viết từ và tổ hợp từ của mỗi ngôn ngữ
  • Dựa vào cú pháp người lập trình và chương trình dịch biết tổ hợp nào của các kí tự trong bảng chữ cái là hợp lệ, nhờ đó có thể mô tả chính xác thuật toán để máy thực hiện

c. Ngữ nghĩa

  • Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó
  • Ngữ nghĩa xác định tính chấtthuộc tính của các tổ hợp kí tự tạo thành các dòng lệnh trong chương trình

1.2. Một số khái niệm

a. Tên

  • Dùng để xác định các đối tượng trong chương trình
  • Tên đặt theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ thể

Turbo Pascal

C++

  • Tên là một dãy liên tiếp các kí tự gồm: chữ cái, chữ số, dấu gạch dưới
  • Độ dài tên ≤ 127 kí tự
  • Bắt đầu tên bằng chữ cái hoặc dấu gạch dưới
  • Không phân biệt chữ hoa và thường

 

 

  • Độ dài tên tuỳ ý

 

  • Có phân biệt chữ hoa và thường

Bảng 2. Qui tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal và ngôn ngữ lập trình C++


Ví dụ:

  • Tên đúng:

            LOP11C2, LOP_11C2

  • Tên sai:

            LOP 11C2, 3D, A\B

Nhiều ngôn ngữ lập trình phân biệt ba loại tên:

  • Tên dành riêng (Từ khoá): là những tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa xác định mà không được dùng với ý nghĩa khác
  • Tên chuẩn: dùng với ý nghĩa xác định nào đó được quy định trong các thư viện của ngôn ngữ lập trình, nhưng người lập trình có thể khai báo và dùng với ý nghĩa khác
  • Tên do người lập trình đặt: sử dụng theo ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng

Ví dụ:

LOẠI TÊN

PASCAL

C/ C++

Tên dành riêng

PROGRAM, USE, VAR, BEGIN, END,…

MAIN, INCLUDE, VOID, WHILE, IF…

Tên chuẩn

BYTE, REAL, ABS...

COUT, CLRSCR, CIN…

Tên do người lập trình đặt

BAITAP, A, X1, CHUVI, SO_LUONG, …

Bảng 3. Phân biệt các loại tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal và ngôn ngữ lập trình C++

b. Hằng và biến

b.1. Hằng
  • Hằng là đại lượng có giá trị không thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
  • Hằng số học là các số nguyênsố thực (dấu phẩy tĩnh hay dấu phẩy động)
  • Hằng lôgic là các giá trị TRUE hoặc FALSE
  • Hằng xâuchuỗi kí tự bất kì, khi viết đặt trong cặp dấu nháy

Ví dụ:

LOẠI HẰNG

PASCAL

C/ C++

Hằng số học

3          0           -8           +15

2.5         5.0          -12.79        +6.8           0.2

-2.259E02                  1.7E-3

Hằng lôgic

TRUE              FALSE

Hằng xâu

'Tin hoc'

'12345'

"Tin hoc"

"12345"

Bảng 4. Các loại hằng trong ngôn ngữ lập trình Pascal và ngôn ngữ lập trình C++

b.2. Biến
  • Là những đại lượng được đặt tên, dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
  • Tên biến mang giá trị của biến tại từng thời điểm thực hiện chương trình

c. Chú thích

  • Các đoạn chú thích đặt trong chương trình nguồn giúp người đọc dễ dàng nhận biết ý nghĩa của chương trình đó
  • Chú thích không làm ảnh hưởng đến nội dung chương trình nguồn và được chương trình dịch bỏ qua
  • Trong Pascal, chú thích được đặt giữa cặp dấu {  } hoặc (*  *)
  • Trong C++, chú thích được đặt giữa cặp dấu /*  và */
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1

Phân biệt Tên đúng/sai trong ngôn ngữ lập trình 

Kiem tra

TRUE

Baitap5

Đúng

Tongso_lop11A

12_con_giap

Gợi ý trả lời:

TÊN ĐÚNG

TÊN SAI

Baitap5

Tongso_lop11A

Kiem tra

TRUE

12_con_giap

Đúng

Câu 2

Cho bài toán sau:

Tính chu vi (CV), diện tích (S) hình tròn với bán kính (R) bất kì được đưa vào từ bàn phím. Cho Pi=3.14.

Hãy xác định hằng và biến trong bài toán trên.

Gợi ý trả lời:

Hằng  Biến
Pi=3.14

R, CV, S

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 2 Tin học 11

Sau khi học xong bài Các thành phần của ngôn ngữ lập trình, các em cần ghi nhớ các nội dung trọng tâm:

  • Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình: Bộ chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
  • Các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ lập trình: Tên (tên dành riêng (từ khóa), tên chuẩn, tên do người dùng đặt), các đại lượng (hằng/ biến), chú thích

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Ngữ nghĩa trong ngôn ngữ lập trình phụ thuộc nhiều vào ý muốn của người lập trình tạo ra
    • B. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có 3 thành phần là bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa, nên việc khai báo kiểu dữ liệu, hằng, biến,… được áp dụng chung như nhau cho mọi ngôn ngữ lập trình
    • C. Cú pháp của một ngôn ngữ lập trình là bộ quy tắc cho phép người lập trình viết chương trình trên ngôn ngữ đó
    • D. Các ngôn ngữ lập trình đều có chung một bộ chữ cái
    • A. Ngoài bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa, một ngôn ngữ lập trình còn có các quy tắc để khai báo biến, hằng,…
    • B. Ngoài bảng chữ cái, có thể dùng các kí tự thông dụng trong toán học để viết chương trình
    • C. Chương trình có lỗi cú pháp có thể được dịch ra ngôn ngữ máy nhưng không thực hiện được
    • D. Cú pháp là bộ quy tắc dùng để chương trình
    • A. Biến là đại lượng nhận giá trị trước khi chương trình thực hiện
    • B. Biến là đại lượng được đặt tên và có giá trị thay đổi trong quá trình thực hiện chương trình
    • C. Biến có thể lưu trữ nhiều loại giá trị khác nhau
    • D. Biến có thể đặt hoặc không đặt tên gọi

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 11 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 4 trang 13 SGK Tin học 11

Bài tập 5 trang 13 SGK Tin học 11

Bài tập 6 trang 13 SGK Tin học 11

4. Hỏi đáp Bài 2 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 HỌC247

NONE
OFF