OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề D Bài 1: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng


Mời các em cùng khám phá nội dung Bài 1: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng. Bài học này sẽ giúp các em nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng, những biện pháp phòng tránh và giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội... và trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với văn hoá ứng xử. HOC247 hy vọng rằng qua các bài học trong chương trình Tin học ứng dụng, các em sẽ tích lũy kiến thức hữu ích và thú vị, từ đó nâng cao kiến thức về môn Tin học.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lừa đảo qua mạng

a) Một số dạng lừa đảo

- Nội dung giả mạo, lừa đảo trên mạng là thực tế không thể tránh khỏi, cần phải biết phát hiện để tránh bị mất tiền và thông tin cá nhân.

- Các lừa đảo trên mạng thường dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để đạt mục đích.

- Có nhiều loại lừa đảo trên mạng, từ lừa "nhấn chuột là được tiền" đến đánh cắp thông tin cá nhân qua trang web giả mạo.

Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển. Thông qua email hoặc tin nhắn trên mạng xã hội, thông báo trúng thưởng hoặc tặng quà và yêu cầu trả phí vận chuyển để nhận món quà giá trị cao. Khi trả phí, nạn nhân không nhận được gì hoặc chỉ nhận được món quà giá trị rất thấp.

Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả. Bọn lừa đảo tạo tài khoản giả mạo các gian hàng trực tuyến uy tín để lừa khách hàng đặt mua. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để chiếm đoạt hoặc yêu cầu thanh toán và trả hàng giả.

Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân. Bọn lừa đảo gửi email hoặc tin nhắn yêu cầu nhấn vào đường link để xác nhận thông tin cá nhân. Đường link sẽ dẫn tới trang web giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để tiến hành giao dịch và bọn lừa đảo sẽ lấy cắp thông tin đó.

- Các đối tượng lừa đảo mạo danh nhiều đối tượng khác nhau để lừa đảo.

- Link lừa đảo thường được gửi kèm theo thông điệp mời chào hợp tác kinh doanh, mua hàng giá rẻ,...

- Việc nhấn vào link sẽ dẫn đến trang web giả mạo, mà bọn lừa đảo sử dụng để lấy cắp thông tin cá nhân của nạn nhân.

 

b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa

Phishing là hình thức lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân qua trang web giả. Cần nhận biết các dấu hiệu lừa đảo và phòng tránh để bảo vệ bản thân.

- Email, trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Các tổ chức, doanh nghiệp cần đảm bảo giao tiếp công chúng chất lượng và chuyên nghiệp. Lỗi có thể là do kẻ lừa đảo thiếu chuyên nghiệp hoặc cố gắng tránh các bộ lọc thông minh.

- Tên miền gồm vài phần cách nhau bằng dấu chấm. Phần đầu viết tắt tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dễ nhớ, nhưng các phần đuôi ít được chú ý hơn và có thể là dấu hiệu lừa đảo.

- Cần chú ý nhận biết các cách viết sai chính tả trong tên miền để đánh lừa người đọc, ví dụ như thay chữ “o” bằng số 0, thay “m” bằng “r” và “n”. Đây là những thủ đoạn phổ biến.

 + Kiểm tra địa chỉ đích của một liên kết bằng cách trỏ chuột vào nhưng không nhấn chuột để xem địa chỉ hiển thị. Nếu không khớp với địa chỉ mời nhấn chuột thì đó có thể là lừa đảo.

 + Cẩn thận với email hoặc tin nhắn từ người lạ hoặc người quen lâu không liên lạc, đặc biệt là những tình huống khẩn cấp đột xuất, đó là thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo.

- Kiểm tra lại thông tin bằng con đường khác như gọi điện thoại trực tiếp hoặc truy cập trang web chính thức in trên tài liệu.

- Không mở liên kết hoặc tệp đính kèm nếu nghi ngờ email hay tin nhắn là lừa đảo, hãy kiểm tra địa chỉ đích thực sự để phát hiện liên kết lừa đảo.

 

c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại

- Nếu nghi ngờ rằng mình đã có thể vô tình bị lừa qua mạng, hãy làm ngay một vài việc sau:

 + Cần thay đổi mật khẩu và thiết lập xác minh hai bước cho các tài khoản quan trọng.

 + Thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm nếu tài khoản liên quan đến cơ quan, tổ chức hoặc nhà trường.

 + Nếu chia sẻ thông tin nhạy cảm, báo ngay cho ngân hàng.

 + Báo ngay cho cơ quan chức năng nếu đã bị thiệt hại.

 

1.2. Văn hoá ứng xử trên mạng

a) Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực

- Trên không gian mạng, cần tuân thủ tiêu chuẩn hành xử đạo đức, văn hoá và pháp luật.

- Lên mạng cũng là ở giữa cộng đồng, nên ý thức điều này.

- Một số người hành xử trên mạng không lịch sự, không tuân thủ đạo đức và văn hoá, vì họ cho rằng yêu cầu thấp hơn so với cuộc sống thực.

 

 Lý thuyết Tin học 11 (Cánh diều): Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng (ảnh 1)

 

b) Một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng

Đặt mình vào vị trí người khác và nhớ rằng ở đầu kia của mạng cũng là những người có cảm xúc giống ta, hãy tránh hiểu lầm và tôn trọng họ.

Rộng lượng và tránh gây chiến trên mạng. Nếu ai đó mắc lỗi với bạn, hãy phản ứng lịch sự và tốt nhất là theo cách riêng tư.

- Phán xử người khác bằng ngôn từ bất lịch sự, hành vi thiếu văn hoá chỉ dẫn đến có thêm kẻ thù mà thôi.

- Cần nhớ rằng những gì nói viết trên mạng có thể bị lưu trữ và chuyển tiếp đi một cách không kiểm soát.

- Khi tham gia một nhóm mạng mới, cần tôn trọng "văn hoá nhóm" và tìm hiểu trước.

- Không cố lấn át người khác khi tham gia một nhóm mạng.

- Không mong đợi rằng tất cả người đọc đều đồng ý hoặc quan tâm đến những bài viết của bạn.

- Không đăng bài nhiều lần, đăng tin rác, gửi thư rác để tôn trọng thời gian và công sức của người khác.

 

 

Tôn trọng quyền riêng tư của người khác bằng cách không đọc email, tin nhắn của người khác và không chuyển tiếp email riêng tư mà mình được chia sẻ nếu không chắc chắn; không thu thập thông tin cá nhân của người khác để chia sẻ cho nhau.

- Đạo đức trên mạng không cho phép lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu, đặc biệt là đối với những người có ảnh hưởng như KOL, quản trị viên hệ thống hay diễn đàn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và cho biết:

1. Số kết quả trả về là nhiều hay ít?

2. Có thể tính được có bao nhiêu dạng lừa đảo hay không?

 

Hướng dẫn giải:

Sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng cho thấy:

1. Số kết quả trả về là rất nhiều.

2. Có thể liệt kê ra một số dạng lừa đảo sau:

 - Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển.

 - Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả.

 - Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Học xong bài này, em sẽ:

- Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và những biện pháp phòng tránh.

- Giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội... và trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với văn hoá ứng xử.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 1 Chủ đề D Tin học 11 Cánh Diều Tin học ứng dụng. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề D Bài 1.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề D Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 42 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Hoạt động 1 trang 42 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 44 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 46 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 46 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 46 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 46 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 46 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 46 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học của HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

OFF