OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trắc nghiệm Vật Lý 11 Kết nối tri thức Bài 6: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Hiện tượng cộng hưởng

20 phút 10 câu 2 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 444993

    Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là

    • A. biên độ và gia tốc
    • B. li độ và tốc độ
    • C. biên độ và năng lượng
    • D. biên độ và tốc độ
  • ADMICRO/
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 444994

    Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
    • B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
    • C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
    • D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 444995

    Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động

    • A. với tần số bằng tần số dao động riêng.
    • B. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
    • C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
    • D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 444996

    Đối với dao động cơ, hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của lực cưỡng bức

    • A. rất nhỏ so với tần số riêng của hệ.
    • B. bằng chu kỳ riêng của hệ.
    • C. bằng tần số riêng của hệ
    • D. rất lớn so với tần số riêng của hệ.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 444997

    Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

    • A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
    • B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
    • C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian
    • D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hoà.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 444998

    Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

    • A. Biên độ của dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
    • B. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
    • C. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.
    • D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 444999

    Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

    • A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
    • B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
    • C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
    • D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 445000

    Một người xách một xô nước đi trên đường mỗi bước đi dài 50 cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Vận tốc đi của người đó là 2,5 km/h. Chu kỳ dao động riêng của nước trong xô là:

    • A. 0,72 s.
    • B. 0,35 s
    • C. 0,45 s.
    • D. 0,52 s.
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 445001

    Một người đi bộ với bước đi dài Δs = 0,6m. Nếu người đó xách một xô nước mà nước trong xô dao động với tần số f = 2 Hz. Người đó đi với vận tốc bao nhiêu thì nước trong xô sóng sánh mạnh nhất ?

    • A. 2,85 km/h.
    • B. 3,95 km/h.
    • C. 4,32 km/h.     
    • D. 5,00 km/h.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 445002

    Một con lắc đơn (vật nặng có khối lượng m , chiều dài dây treo l = 1 m) dao động điều hòa dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn F = F0cos(2πft + π/2) (N). Lấy g = π2 = 10 m/s2. Nếu tần số f của ngoại lực thay đổi liên tục từ 0,25 Hz đến 1 Hz thì biên độ dao động của con lắc

    • A. không thay đổi 
    • B. luôn tăng
    • C. luôn giảm     
    • D. tăng rồi giảm

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF