Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 447257
Câu nào dưới đây cho biết kim loại dẫn điện tốt?
- A. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
- B. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
- C. Mật độ các ion tự do lớn.
-
D.
Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
Xem đáp án
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 447258
Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Nhiệt độ của kim loại.
- B. Kích thước của vật dẫn kim loại.
- C. Bản chất của kim loại.
- D. Nhiệt độ và bản chất của vật dẫn kim loại.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 447259
Khi tiết diện của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại
- A. tăng 2 lần.
- B. tăng 4 lần.
- C. giảm 2 lần.
- D. giảm 4 lần.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 447262
Một sợi dây đồng có điện trở R1 ở 500C, hệ số nhiệt điện trở a = 4,3.10-3 K-1. Điện trở của sợi dây đó ở 1000 C là 90 W. Tính điện trở của sợi dây đồng ở 500 C?
- A. 33 W.
- B. 75,6 W.
- C. 170 W.
- D. 89 W.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 447266
Phát biểu nào sau đây đúng với nội dụng của định luật Ôm?
- A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và với điện trở của dây
- B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và điện trở của dây.
- C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn vàtỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 447270
Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn?
- A. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở điện lượng của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
- B. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở hiệu điện thế của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
- C. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
- D. Đại lượng R đặc trưng cho tính cản trở electron của vật gọi là điện trở của vật dẫn.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 447273
Một bóng đèn xe máy lúc thắp sáng có điện trở 12 Ω và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó là bao nhiêu?
- A. U = 6 V.
- B. U = 9 V.
- C. U = 12 V.
- D. Một giá trị khác
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 447274
Cho điện trở R = 30 Ω, hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở là U, cường độ dòng điện chạy qua điện trở là I. Thông tin nào sau đây là đúng?
- A. U = I + 30.
- B. U=I/30.
- C. I = 30.U.
- D. 30=U/I.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 447275
Đặt vào hai đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở là 1,5 A. Điện trở R có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
- A. R = 12 Ω.
- B. R = 1,5 Ω.
- C. R = 8 Ω.
- D. R = Một giá trị khác.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 447276
Một bóng đèn khi sáng bình thường thì dòng điện qua nó là 0,2 A và hiệu điện thế là 3,6 V. Nếu gắn thêm đèn trên vào hai cực của mội nguồn điện có hiệu điện thế 2,4 V thì dòng điện qua bóng đèn là bao nhiêu? Đèn có sáng bình thường không? Chọn phương án đúng trong các phương án sau:
- A. I = 0,133A; đèn sáng bình thường.
- B. I = 0,133A; đèn sáng yếu hơn bình thường.
- C. I = 1,33A; đèn sáng mạnh hơn bình thường.
- D. I = 0,331A; đèn sáng yếu hơn bình thường.