OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trắc nghiệm Vật Lý 11 Chân trời sáng tạo Bài 11: Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

20 phút 10 câu 6 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 446957

    Điện tích điểm là:

    • A. vật có kích thước rất nhỏ.    
    • B. điện tích coi như tập trung tại một điểm.
    • C. vật chứa rất ít điện tích.      
    • D. điểm phát ra điện tích.
  • ADMICRO/
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 446961

    Câu nào sau đây là đúng khi nói về sự tương tác điện

    • A. hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.        
    • B. hai điện tích cùng dấu thì hút nhau.
    • C.  hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau
    • D. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 446962

     Hai điện tích trái dấu sẽ:

    • A. hút nhau.
    • B. đẩy nhau.
    • C. không tương tác với nhau.
    • D. vừa hút vừa đẩy nhau.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 446963

    Hai điện tích cùng dấu sẽ:

    • A. hút nhau.
    • B. đẩy nhau.
    • C. không tương tác với nhau.
    • D. vừa hút vừa đẩy nhau.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 446964

     Chọn phát biểu sai?

    • A. Điện tích điểm là điện tích coi như tập trung tại một điểm.
    • B. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
    • C. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
    • D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 446965

     Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về điện môi?

    • A. Điện môi là môi trường dẫn điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
    • B. Điện môi là môi trường cách điện. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
    • C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó lớn hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
    • D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 446967

    Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

    • A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
    • B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.
    • C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.
    • D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 446978

    Hai điện tích điểm cùng độ lớn 5.10-4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 2,5.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

    • A. 3 m
    • B. 30 m
    • C. 300 m
    • D. 3000 m
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 446979

    Hai điện tích q1 = 6.10-8C và q2= 3.10-8C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 1,8.10-2 N thì chúng phải đặt cách nhau

    • A. 0,3 cm.
    • B. 3 cm.    
    • C. 3 m.                 
    • D. 0,03 m.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 446981

    Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

    • A. hút nhau 1 lực bằng 42 N.
    • B. đẩy nhau một lực bằng 42 N.
    • C. hút nhau một lực bằng 20 N.
    • D. đẩy nhau 1 lực bằng 20 N.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF