OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 16: Thực hành: Cảm ứng ở thực vật

20 phút 10 câu 6 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 445260

    Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động nào sau đây?

    • A. Hướng sáng
    • B. Hướng tiếp xúc
    • C. Hướng nước
    • D. Hướng hoá
  • ADMICRO/
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 445261

    Người ta làm thí nghiệm gieo các hạt đậu xanh vào chậu ướt, khi hat nảy mầm thì đặt chậu nằm ngang. Sau 4 ngày thấy có hiện tượng thân cây dài ra và uốn cong lên, rễ cũng dài ra nhưng lại cong xuống dưới. Nguyên nhân của nó là:

    • A. Do ảnh hướng của ánh sáng
    • B. Do sức hút của trọng lực
    • C. Do cả hai, nhưng ánh sáng có vai trò quan trọng hơn
    • D. Do cả hai, nhưng trọng lực có vai trò quan trọng hơn
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 445263

    Phát biểu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?

    • A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm
    • B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây
    • C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương
    • D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 445265

    Nguyên nhân nào gây ra sự thay đổi áp suất trương nước làm lá cây trinh nữ thay đổi trạng thái vận động?

    • A. Sự thay đổi hoạt động của các khí khổng
    • B. Thay đổi nồng độ ion K+ của không bào
    • C. Sự tăng cường quá trình tổng hợp các chất hữu cơ của diệp lục
    • D. Thay đổi vị trí của các bào quan trong tế bào
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 445266

    Trong các hiện tượng sau hiện tượng nào thuộc dạng ứng động không sinh trưởng?

    • A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở
    • B. Lá cây họ Đậu xoè ra và khép lại theo chu kỳ ngày đêm, khí khổng đóng mở
    • C. Lá cây trinh nữ khép lại khi có va chạm cơ học, khí khổng đóng mở
    • D. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng và thức ngủ của cây trinh nữ
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 445268

    Những ứng động nào sau đây theo sức trương nước?

    • A. Tua cuốn quấn vòng
    • B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
    • C. Hoa bồ công anh nở vào lúc sáng và cụp lại khi chạng vạng tối
    • D. Cây nắp ấm bắt côn trùng
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 445270

    Thế nào là hướng tiếp xúc của thực vật?

    • A. Sự vươn cao hơn vật mà nó tiếp xúc
    • B. Sự sinh trưởng khi có tiếp xúc với các cây cùng loài
    • C. Sự sinh trưởng của thân (cành) về phía ánh sáng
    • D. Phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 445271

    Khi nghiên cứu ảnh hướng của ảnh sáng đối với sự sinh trưởng của thực vật, người ta làm thí nghiệm: Gieo 1 số hạt thóc vào chậu và đặt hên cạnh một bóng điện sáng. Sau vài ngày có hiện tượng cây mọc cong về phía nguồn sáng. Phân tích tế bào thì thấy lượng auxin ở phía không được chiếu sáng cao hơn phía đổi diện. Có thể giải thích như thế nào?

    • A. Auxin được tổng hợp đã tập trung nhiều hơn ở phía thiếu ánh sáng và kích thích các tế bào dài ra
    • B. Auxin kìm hãm sự sinh trưởng của tế bào
    • C. Ở phía được chiếu sáng, cây quang hợp mạnh nên sinh trưởng nhanh hơn
    • D. Auxin có tính hướng sáng âm nên tập trung ở phía tối
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 445273

    Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của các yếu tố nào?

    • A. Quang ứng động và điện ứng động
    • B. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
    • C. Nhiệt ứng động và thuỷ ứng động
    • D. Ứng động tổn thương
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 445274

    Loại hoa nào sau đây có vận động nở hoa theo ánh sáng?

    • A. Hoa nghệ tây, hoa Dạ hương
    • B. Hoa mười giờ, hoa Quỳnh
    • C. Họ hoa Cúc và hoa Quỳnh
    • D. Hoa nghệ tây, hoa Tuylip

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF