Câu hỏi trắc nghiệm (10 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 448097
Bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp?
- A. Diệp lục
- B. Diệp lục a
- C. Ty thể
- D. Lục lạp
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 448104
Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được như thế nào?
- A. Mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
- B. Mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
- C. Mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
- D. Mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 448105
Đâu là đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM?
- A. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm
- B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn
- C. Chỉ đóng vào giữa trưa
- D. Đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 448106
Giải thích nào là chính xác khi nói đến tăng diện tích lá cây lại làm tăng năng suất cây trồng?
- A. Lá thải ra oxi nhiều hơn từ đó thúc đẩy hô hấp làm cây xanh có nhiều năng lượng hơn nên quang hợp nhiều hơn → tăng năng suất cây trồng
- B. Tán lá rộng sẽ che bớt mặt đất → hạn chế mất nước, tăng độ ẩm → giảm thoái hóa các chất hữu cơ trong đất
- C. Làm tăng cường độ quang hợp → tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây → năng suất cây trồng
- D. Nhiều lá thì cây sẽ hút được nhiều nguyên liệu hơn, nhựa được chuyển nhanh hơn cho quang hợp
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 448107
Mẫu vật nào có thể dùng để tách chiết carotenoid?
- A. Lá cây còn xanh
- B. Hoa hồng trắng
- C. Quả chuối chín
- D. Củ cà rốt
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 448108
Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, dung dịch KI có vai trò gì?
- A. Chuyển hoá các chất vô cơ thành tinh bột
- B. Nhận biết sự có mặt của tinh bột
- C. Phân giải tinh bột thành CO2 và H2O
- D. Phân giải diệp lục để dễ quan sát được tinh bột
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 448109
Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, màu sắc lá sẽ thay đổi như thế nào sau khi tiến hành thí nghiệm?
- A. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính có màu xanh đen
- B. Vị trí không bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI
- C. Vị trí bị bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI
- D. Vị trí không bịt kín bằng băng dính chỉ có màu xanh đen
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 448110
Để quan sát lục lạp trong tế bào thực vật, một bạn học sinh đã thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Dùng dao nhỏ tách một lớp mỏng biểu bì mặt trên của lá thài lài tía và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất.
- Bước 2: Đặt lớp biểu bì lên trên lamen, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.
- Bước 3: Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
- Bước 4: Đặt tiêu bản dưới kính hiển vi để quan sát lục lạp trong các tế bào của lá ở vật kính 40x.
Trong quá trình thực hành, bạn học sinh này đã thực hiện sai bao nhiêu thao tác?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 448111
Vì sao lá cây có màu xanh lục?
- A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
- B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
- C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
- D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 448112
Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp ra sao khi so với ánh sáng đơn sắc màu xanh tím?
- A. Kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
- B. Lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
- C. Bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím
- D. Nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam