OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi Học kì 2 môn Công Nghệ 11 trường THPT Trần Cao Vân năm 2019

45 phút 30 câu 193 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 105860

    Bản chất của phương pháp đúc kim loại là: 

    • A. cho kim loại vào khuôn định hình rồi nung nóng chảy, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc 
    • B. rót kim loại nóng chảy vào khuôn định hình, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc
    • C. đổ kim loại nóng vào khuôn định hình, chờ ngọi kim loại tạo thành sản phẩm đúc
    • D. các phương án đã nêu
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 105861

    Vật liệu có độ cứng trung bình, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là: 

    • A. HV 
    • B. HTB
    • C. HRC 
    • D. HB
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 105863

    Đúc bằng khuôn cát có thành phần vật liệu làm khuôn là: 

    • A. Cát (70 ÷ 80%), chất kết dính (10 ÷20%), còn lại là nước 
    • B. Cát (60 ÷ 70%), chất kết dính (20 ÷ 40%), còn lại là nước
    • C. Cát (80 ÷ 90%), chất kết dính (5 ÷ 10%), còn lại là nước 
    • D. Cát (50 ÷ 60%), chất kết dính (30 ÷ 40%), còn lại là nước
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 105864

    Vật liệu có độ cứng cao, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là: 

    • A. HCT 
    • B. HRC
    • C. HV 
    • D. HB
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 105867

    Ruột que hàn của phương pháp hàn hồ quang tay làm từ vật liệu: 

    • A. Phải là vật liệu siêu dẫn để dễ tạo hồ quang 
    • B. Chỉ cần là kim loại
    • C. Cùng vật liệu với vật cần hàn 
    • D. Phải là dây đồng chất lượng cao
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 105868

    Đơn vị xác định độ bền của vật liệu: 

    • A. N/m 
    • B. N/mm
    • C. N/m
    • D. N/mm2
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 105869

    Ưu điểm của phương pháp đúc là: 

    • A. Đúc được tất cả các vật liệu dẻo 
    • B. Đúc được tất cả các vật liệu cứng giòn
    • C. Đúc được tất cả các loại vật liệu 
    • D. Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 105870

    Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là: 

    • A. Dùng nhiệt của lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn 
    • B. Dùng nhiệt của lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn
    • C. Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn 
    • D. Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 105871

    Vật liệu có độ cứng thấp, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo là: 

    • A. HV 
    • B. HCT
    • C. HRC 
    • D. HB
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 105873

    Phương pháp dập thể tích (rèn khuôn) là: 

    • A. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm 
    • B. Tác dụng ngoại lực để làm biến đổi hình dạng khuôn và phôi liệu
    • C. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm 
    • D. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 105874

    Phương pháp rèn thường áp dụng với dạng vật liệu: 

    • A. Kim loại cứng giòn không uốn được bằng tay 
    • B. Kim loại dẻo
    • C. Gang và hợp kim của gang 
    • D. Nhựa
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 105875

    Bản chất của phương pháp hàn là: 

    • A. Nung nóng chỗ cần hàn, chờ nguội tạo mối liên kết giữa hai vật cần hàn 
    • B. Dùng keo điền đầy khe hở giữa hai vật cần hàn
    • C. Nung nóng chảy cục bộ chỗ cần hàn, chờ nguội kim loại kết tinh tạo thành mối liên kết giữa hai vật cần hàn
       
    • D. Cả 3 phương án đã nêu
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 105876

    Độ dẻo của vật liệu biểu thị: 

    • A. Khả năng duy trì hình dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực 
    • B. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
    • C. Khả năng trả lại hình dạng của vật liệu sau tác dụng của ngoại lực 
    • D. Khả năng chống lại sự bẻ cong vật liệu dưới tác dụng của vật liệu
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 105877

    Bản chất của phương pháp gia công áp lực: 

    • A. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi 
    • B. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi định hình sản phẩm
    • C. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi định hìn sản phẩm. Khối lượng và thành phần vật liệu không đổi 
    • D. Rèn phôi thành hình, cắt bỏ phần thừa và mài định hình sản phẩm đạt yêu cầu
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 105878

    Ví dụ của phương pháp rèn: 

    • A. Dùng búa tác dụng để nắn thẳng một thanh sắt 
    • B. Nung nóng thanh thép, dùng búa đập vuốt thành hình cái dao
    • C. Dùng búa gỗ để nắn lại chỗ lõm của nắp vung nồi bằng nhôm 
    • D. Cả ba phương án đã nêu
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 105879

    Ruột bút chì, đo độ cứng bằng cách thử có đơn vị đo: 

    • A. HB   
    • B. HRC
    • C. HBC 
    • D. HV
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 105880

    Vật mẫu dùng cho đúc bằng khuôn cát thường làm bằng: 

    • A. Giấy ép 
    • B. Đất nặn
    • C. Gỗ 
    • D. Cát
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 105881

    Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị: 

    • A. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng 
    • B. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng
    • C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực 
    • D. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 105882

    Độ dãn dài tương đối của vật liệu đặc trưng cho: 

    • A. Độ dài tương đối của vật liệu 
    • B. Độ cứng của vật liệu
    • C. Độ dẻo của vật liệu 
    • D. Độ bền của vật liệu
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 105883

    Phương pháp rèn tự do là: 

    • A. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm 
    • B. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vàokhuôn để định hình sản phẩm
    • C. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm 
    • D. Tác dụng lực tự do để làm biến đổi hình dạng phôi liệu
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 106012

    Giải pháp nào sau đây không đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí ? 

    • A. Tích cực trồng cây xanh.                   
    • B. Xử lý dầu mở và nước thải.
    • C. Khai thác khoảng sản một cách triệt để.     
    • D.  Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 106013

    Trong một chu trình làm việc của động cơ điêden 4 kỳ, ở giữa kỳ nén, bên trong xi lanh chứa gì? 

    • A. Xăng                     
    • B. Hòa khí (Xăng và không khí)
    • C.  Không khí                             
    • D. Dầu điêden và không khí
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 106015

    Độ cứng Vicker dùng để đo: 

    • A. Vật liệu có độ cứng cao và trung bình.    
    • B. Vật liệu có độ cứng trung bình.
    • C. Vật liệu có độ cứng cao.                          
    • D. Vật liệu có độ cứng thấp.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 106017

    Độ bền biểu thị khả năng 

    • A. chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. 
    • B. dãn dài tương đối của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
    • C. biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. 
    • D. chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 106019

    Ở động cơ hai kỳ, ta pha nhớt vào xăng để bôi trơn theo những tỉ lệ nào? 

    • A.  1/20 → 1/40.         
    • B. 1/10 → 1/20.
    • C. 1/20 →1/30.         
    • D. 1/30 → 1/40.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 106035

    Có mấy phương pháp gia công áp lực thông dụng 

    • A. 3.                             
    • B.  2.          
    • C. 4.                   
    • D. 5.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 106037

    Động cơ đốt trong (ĐCĐT) ra đời vào năm nào

    • A. 1877              
    • B. 1897          
    • C.  1885                    
    • D. 1860
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 106058

    Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là 

    • A. Ống phân phối nước lạnh.        
    • B. Bơm nước.
    • C. Quạt gió.                              
    • D. Van hằng nhiệt.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 106060

    Góc trước g là góc 

    • A. Tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. 
    • B. Tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy.
    • C. Hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. 
    • D. Hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 106061

    Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, có một kỳ sinh công là 

    • A. Kỳ 3   
    • B. Kỳ 4              
    • C. Kỳ 2                    
    • D. Kỳ 1

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF