Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 364663
Phát biểu nào về kiểu mảng một chiều là phù hợp?
- A. Là một tập hợp các số nguyên
- B. Độ dài tối đa của mảng là 255
- C. Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu
- D. Mảng không thể chứa kí tự
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 364665
Để khai báo số phần tử của mảng trong PASCAL, người lập trình cần làm gì?
- A. khai báo một hằng số là số phần tử của mảng
- B. khai báo chỉ số bắt đầu và kết thúc của mảng
- C. khai báo chỉ số kết thúc của mảng
- D. không cần khai báo gì, hệ thống sẽ tự xác định
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 364666
Phát biểu nào về chỉ số của mảng là phù hợp nhất?
- A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng
- B. Dùng để quản lí kích thước của mảng
- C. Dùng trong vòng lặp với mảng
- D. Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 364668
Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác?
- A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1
- B. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều
- C. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng
- D. Độ dài tối đa của mảng là 255
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 364671
Thế nào là khai báo biến mảng gián tiếp?
- A. Khai báo mảng của các bản ghi
- B. Khai báo mảng xâu kí tự
- C. Khai báo mảng hai chiều
- D. Khai báo thông qua kiểu mảng đã có
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 364673
Độ dài tối đa của xâu kí tự trong PASCAL là bao nhiêu?
- A. 256
- B. 255
- C. 65535
- D. Tùy ý
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 364675
Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Length(S) là bao nhiêu?
- A. 12
- B. 13
- C. 14
- D. 15
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 364681
Cho xâu S là ‘Hanoi-Vietnam’. Kết quả của hàm Pos(‘Vietnam’,S) là bao nhiêu?
- A. 5
- B. 6
- C. 7
- D. 8
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 364684
Cho khai báo sau: Var hoten : String;
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Câu lệnh sai vì thiếu độ dài tối đa của xâu
- B. Xâu có độ dài lớn nhất là 0
- C. Xâu có độ dài lớn nhất là 255
- D. Cần phải khai báo kích thước của xâu sau đó
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 364686
Hãy chọn phương án ghép đúng nhất. Thủ tục chuẩn Insert(S1,S2,vt) thực hiện ra sao?
- A. Chèn xâu S1 vào S2 bắt đầu từ vị trí vt
- B. Chèn xâu S2 vào S1 bắt đầu từ vị trí vt
- C. Nối xâu S2 vào S1
- D. Sao chép vào cuối S1 một phần của S2 từ vị trí vt
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 364690
Phát biểu nào về chức năng của kiểu bản ghi là phù hợp nhất?
- A. Để mô tả đối tượng chứa nhiều loại thông tin khác nhau
- B. Để mô tả nhiều dữ liệu
- C. Để mô tả dữ liệu gồm cả số và xâu kí tự
- D. Để tạo mảng nhiều chiều
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 364693
Phát biểu nào về bản ghi là không phù hợp?
- A. Bản ghi là dữ liệu có cấu trúc
- B. Bản ghi thường có nhiều trường dữ liệu
- C. Trường dữ liệu của bản ghi có thể là một kiểu bản ghi khác
- D. Bản ghi thường được dùng để thay thế mảng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 364700
Cho biến bản ghi sinh_vien gồm các trường ho_ten, ngay_sinh. Biểu thức nào truy cập đến trường ho_ten của bản ghi này?
- A. ho_ten;
- B. sinh_vien →→ ho_ten;
- C. sinh_vien.(ho_ten,ngay_sinh);
- D. sinh_vien.ho_ten;
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 364706
Phát biểu nào là đúng khi nói về kiểu bản ghi?
- A. Kiểu bản ghi là một kiểu dữ liệu có cấu trúc
- B. Mỗi bản ghi mô tả một đối tượng, mỗi bản ghi có thể gồm một số thành phần gọi là trường, mỗi trường mô tả một thuộc tính của đối tượng. Giống như kiểu mảng, các thành phần tạo thành một bản ghi phải thuộc cùng một kiểu dữ liệu
- C. Có thể so sánh các bản ghi bất kì với nhau bằng các quan hệ
- D. Trên các biến bản ghi, ta có thể sử dụng các phép toán số học +, – , *, /
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 364712
Phát biểu nào là sai khi nói về kiểu bản ghi?
- A. Có thể so sánh các bản ghi bất kì với nhau bằng các quan hệ <, >, =, <>
- B. Kiểu bản ghi là một kiểu dữ liệu có cấu trúc
- C. Với A. B là hai biến bản ghi thì ta chỉ có thể dùng lệnh gán A := B trong trường hợp A và B là cùng kiểu
- D. Kiểu bản ghi cho chúng ta một phương thức xây dựng các kiểu dữ liệu mới một cách linh hoạt và phong phú. Kiểu bản ghi thường được dùng để mô tả các đối tượng trong các bài toán quản lí
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 364717
Tệp văn bản là gì?
- A. Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
- B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó
- C. Là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
- D. Là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 364721
Tệp có cấu trúc là gì?
- A. Cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
- B. Cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó
- C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
- D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 364726
Tệp truy cập tuần tự có đặc điểm gì?
- A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
- B. cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó
- C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
- D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 364730
Tệp truy cập trực tiếp là gì?
- A. cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tệp chỉ bằng cách bắt đầu từ đầu tệp và đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước nó
- B. cho phép tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu đó
- C. là tệp mà các phần tử của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định
- D. là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các ký tự theo mã ASCII
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 364737
Dữ liệu kiểu tệp có đặc điểm ra sao?
- A. sẽ bị mất hết khi tắt máy
- B. sẽ bị mất hết khi tắt điện đột ngột
- C. không bị mất khi tắt máy hoặc mất điện.
- D. cả A. B. C đều sai
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 364740
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cú pháp để khai báo biến tệp văn bản là gì?
- A. var < tên tệp > : txt;
- B. var < tên biến tệp > : txt;
- C. var < tên tệp > : text;
- D. var < tên biến tệp > : text;
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 364744
Để có thể thao tác với tệp dữ liệu trên đĩa thông qua biến tệp cho trước thì bước đầu tiên chúng ta phải làm gì?
- A. Gắn tên tệp cho biến tệp
- B. Mở tệp để ghi dữ liệu vào tệp
- C. Mở tệp để đọc dữ liệu từ tệp
- D. Đóng tệp
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 364747
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cú pháp để gắn tên tệp cho biến tệp là gì?
- A. < biến tệp > := < tên tệp >;
- B. < tên tệp > := < biến tệp >;
- C. assign ( < biến tệp > , < tên tệp > );
- D. assign ( < tên tệp > , < biến tệp > );
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 364756
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, cú pháp để mở tệp ở chế độ đọc dữ liệu từ tệp là gì?
- A. repeat( < biến tệp >);
- B. reset ( < biến tệp >);
- C. restart ( < biến tệp >);
- D. rewrite ( < biến tệp >);
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 364764
Viết lệnh tính điện trở tương đương Rtd cho sơ đồ mạch điện gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc song song với nhau?
- A. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1);
- B. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1);
- C. Rtd := 1/R1 + 1/R2 + 1/R3;
- D. Rtd := R1*R2/(R1 + R2) + R3;
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 364768
Viết lệnh tính điện trở tương đương Rtd cho sơ đồ mạch điện gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp với nhau?
- A. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1);
- B. Rtd := R1*R2/(R1 + R2) + R3;
- C. Rtd := R1*R2*R3/(R1 + R2 + R3);
- D. Rtd := R1 + R2 + R3;
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 364777
Trong mặt phẳng hệ tọa độ Descartes vuông góc, cho 2 điểm M(x1,y1) và N(x2,y2). Hãy viết câu lệnh tính khoảng cách d từ điểm M đến N:
- A. d := sqrt(sqr(x1 – x2) + sqr(y1 – y2));
- B. d := sqr(sqrt(x1 – x2) + sqrt(y1 – y2));
- C. d := sqrt(sqr(x1 + x2) – sqr(y1 + y2));
- D. d := sqr(sqrt(x1 + x2) – sqrt(y1 + y2));
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 364781
Trong mặt phẳng hệ tọa độ Descartes vuông góc, cho điểm M(x, y). Hãy viết câu lệnh tính khoảng cách d từ điểm M đến gốc tọa độ O:
- A. d := sqr(x*x + y*y);
- B. d := sqrt(sqr(x) + sqr(y));
- C. d := sqr(x*x – y*y);
- D. d := sqr(sqrt(x) + sqrt(y));
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 364785
Kiểu của một hàm được xác định bởi yếu tố nào?
- A. Kiểu của các tham số
- B. Kiểu giá trị trả về
- C. Tên hàm
- D. Địa chỉ mà hàm trả về
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 364787
Mô tả nào về hàm là sai?
- A. Phải trả lại kết quả
- B. Phải có tham số
- C. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó
- D. Có thể có các biến cục bộ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 364792
Mô tả nào về tham số là sai?
- A. Một hàm có thể có cả tham số giá trị và tham số biến;
- B. Có thể truyền biến số cho tham số giá trị ;
- C. Có thể truyền giá trị cho tham số biến;
- D. Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả;
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 364795
Hàm chuẩn nào biến giá trị thực 6 thành 7?
- A. Odd;
- B. Round;
- C. Trunc;
- D. Abs;
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 364800
Khẳng định nào là đúng về thủ tục và hàm?
- A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức
- B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
- C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức
- D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 364804
Khẳng định nào đúng về lời gọi hàm và lời gọi thủ tục?
- A. Lời gọi hàm nhất định phải có tham số thực sự còn lời gọi thủ tục không nhất thiết phải có tham số thực sự
- B. Lời gọi thủ tục nhất thiết phải có tham số thực sự còn lời gọi hàm không nhất thiết phải có tham số thực sự
- C. Cả lời gọi hàm và lời gọi thủ tục đều phải có tham số thực sự
- D. Lời gọi hàm và lời gọi thủ tục có thể có tham số thực sự hoặc không có tham số thực sự tùy thuộc vào từng thủ tục
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 364808
Trong các cách sử dụng thủ tục sau, cách nào phù hợp nhất?
- A. Khai báo lại thủ tục và gọi nó mỗi khi cần sử dụng;
- B. Khai báo thủ tục duy nhất một lần và gọi nó một lần duy nhất;
- C. Chỉ cần khai báo;
- D. Khai báo thủ tục một lần và gọi nó trong thân chương trình mỗi khi muốn sử dụng;
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 364812
Khẳng định nào đúng về một chương trình?
- A. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức
- B. Một chương trình con nhất thiết phải có biến cục bộ
- C. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức, không nhất thiết phải có biến cục bộ
- D. Một chương trình con có thể không có tham số hình thức và cũng có thể không có biến cục bộ
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 364814
Thư viện các chương trình con chuẩn chứa các yếu tố nào?
- A. Chứa các thủ tục, hàm con chuẩn
- B. Chứa các tài liệu huớng dẫn sử dụng ngôn ngữ lập trình
- C. Chứa các thông tin thông báo lỗi của ngôn ngữ lập trình
- D. Chứa các dữ liệu nhập xuất của chương trình
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 364819
Trong Pascal, thư viện CRT là nơi chứa các chương trình con liên quan đến việc gì?
- A. Quản lí và khai thác màn hình, bàn phím của máy tính
- B. Khai thác khả năng đồ hoạ của máy tính
- C. Làm việc với máy in
- D. Tạo thư mục, thiết lập ngày giờ hệ thống,...
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 364820
Trong Pascal, để gọi thủ tục xóa màn hình, cách gọi nào là đúng?
- A. Clrscr;
- B. Clrscr();
- C. GotoXY(x,y);
- D. Clsrcr;
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 364824
Trong Pascal, thủ tục nào dùng để đặt màu cho nền của màn hình?
- A. TextBackground(color);
- B. TextColor(color);
- C. SetColor(color);
- D. GotoXY(x, y);