OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 10 năm 2020 - Sở GD&ĐT Nam Định

90 phút 6 câu 34 lượt thi

Câu hỏi Tự luận (6 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 161179

    I. ĐỌC - HIỂU

    Đọc đoạn trích trên:

    Thị thơm thị giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

    Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

    Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

    Đậm đà cái tích trầu cau

    Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người

    Sẽ đi qua cuộc đời tôi

    Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi

    Nhưng bao chuyện cổ trên đời

    Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

    (Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Thơ tình Việt Nam chọn lọc, NXB Văn học, 2014, tr36-37)

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 161180

    Những chuyện cổ nào được gợi ra từ đoạn trích trên?

  • Câu 3: Mã câu hỏi: 161181

    “Người thơm” được tác giả nhắc đến là ai trong các dòng thơ?

    Thị thơm thị giấu người thơm

    Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 161182

    Anh/chị hiểu thế nào về nội dung của hai dòng thơ:

    Đẽo cày theo ý người ta

    Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

  • Câu 5: Mã câu hỏi: 161183

    II. LÀM VĂN

    Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc tìm hiểu văn hóa dân gian đối với lớp trẻ Việt Nam hiện nay.

  • Câu 6: Mã câu hỏi: 161184

    Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

    Cậy em em có chịu lời

    Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

    Giữa đường đứt gánh tương tư

    Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

    Kể từ khi gặp chàng Kim

    Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề

    Sự đâu sóng gió bất kỳ

    Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

    Ngày xuân em hãy còn dài

    Xót tính máu mủ thay lời nước non

    Chị dù thịt nát xương mòn

    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

    Chiếc vành với bức tờ mây

    Duyên này thì giữ, vật này của chung.

    (Trích Trao duyên – Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF