Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475082
Tình huống nào sau đây không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
- A. Bà D lợi dụng nghi lễ cúng sao giải hạn để lừa gạt, chiếm đoạt tài sản của bà M.
- B. Giám đốc K phân biệt đối xử giữa nhân viên X và T vì nhân viên X theo tôn giáo P.
- C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
- D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475083
Khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo, công dân không được:
- A. tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
- B. xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- C. tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
- D. tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475084
Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đều sẽ:
- A. bị xử phạt hành chính.
- B. bị phạt cải tạo không giam giữ.
- C. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475085
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo không gây ra hậu quả nào sau đây?
- A. Xâm phạm đến quyền tự do, dân chủ của công dân.
- B. Có thể gây tổn hại về sức khỏe, danh dự… của công dân.
- C. Ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475086
Nội dung nào sau đây là không đúng về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
- A. Vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo không để lại nhiều hậu quả tiêu cực.
- B. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.
- C. Hoạt động mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.
- D. Mọi người có quyền theo hoặc khôn theo một tôn giáo nào.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475087
Theo quy định pháp luật, công dân sẽ có quyền:
- A. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
- B. ngăn cấm các hoạt động tôn giáo.
- C. phân biệt đối xử giữa các tôn giáo.
- D. bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475089
Pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?
- A. Bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- B. Thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo.
- C. Ép buộc người khác theo một tôn giáo nào đó.
- D. Học tập và thực hành giáo lí, giáo luật tôn giáo.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475091
Vào ngày Tết hằng năm, X thường cùng mẹ đi lễ tại ngôi chùa cổ (là di tích lịch sử – văn hoá) ở gần nhà để bày tỏ sự thành kinh của mình và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình, bạn bè. Bạn X đã thực hiện quyền nào của công dân?
- A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- B. Bình đẳng trước pháp luật.
- C. Được bảo hộ danh dự.
- D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475093
Hành vi của bà K trong tình huống dưới đây đã vi phạm quyền nào của công dân?
"Chị H và gia đình chị đều theo đạo Y. Đến khi lấy chồng, chị không muốn theo đạo Y để theo đạo P, cùng với đạo của chồng chị. Khi biết tin, bà K (mẹ chị H) không đồng ý, và ra sức ngăn cản. Bà K còn tuyên bố sẽ không gặp mặt chị H nữa nếu chị quyết tâm từ bỏ tôn giáo Y. Trong khi đó, ông M (bố chị H) không ngăn cản vì ông cho rằng, đây là quyền tự do của công dân, không ai có thể ngăn cản người khác theo hoặc không theo tôn giáo nào".
- A. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- B. Bình đẳng trước pháp luật.
- C. Được bảo hộ danh dự.
- D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475095
Trong tình huống dưới đây, những chủ thể nào đã vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
"Anh A và chị B là vợ chồng, hai người chung sống cùng nhà với bố mẹ anh A là ông T và bà C. Chị B là người theo tôn giáo và thường đi cầu nguyện nhằm mong muốn có một cuộc sống bình an, tốt đẹp. Nhưng theo anh A, việc thực hành tôn giáo của chị B rất mất thời gian, không mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình. Chị B không đồng ý vì đây là quyền tự do của công dân về tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, anh A vẫn phản đối và thường xuyên lên án, cấm đoán không cho chị thực hành tôn giáo của mình. Thấy vợ chồng hai con thường xuyên bất hòa, ông T và bà C tuyên bố: nếu chị B không từ bỏ việc thực hành tôn giáo thì sẽ đuổi chị B ra khỏi nhà".
- A. Anh A và chị B.
- B. Chị B và bà C.
- C. Ông T, chị B và anh A.
- D. Bà C, ông T và anh A.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475100
Đâu là hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận?
- A. lan truyền bí mật nhà nước.
- B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
- C. bịa đặt những thông tin sai sự thật.
- D. chia sẻ thông in chưa kiểm chứng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475101
Bạn M là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng tình nguyện viên đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn M đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Tự do ngôn luận.
- B. Thông cáo báo chí.
- C. Đối thoại trực tuyến.
- D. Kiểm soát truyền thông.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475105
Trong tình huống dưới đây, người dân xã X đã thực hiện quyền nào của công dân?
"Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã X đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã X đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã".
- A. Tiếp cận thông tin.
- B. Bảo hộ danh dự.
- C. Tự do ngôn luận.
- D. Tự do báo chí.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475108
Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã thực hiện đúng quyền tiếp cận thông tin của công dân?
"Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai".
- A. Chị V và anh K.
- B. Ông T và anh K.
- C. Ông T và chị V.
- D. Ông T, chị V, anh K.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475111
Ông C viết bài báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Ông C đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Quản trị truyền thông.
- B. Đối thoại trực tuyến.
- C. Thông cáo báo chí.
- D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475116
Em hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm dưới đây: “………. là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử, hoặc dưới hình thức khác”.
- A. Quyền tự do báo chí.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền tự do tín ngưỡng.
- D. Quyền tiếp cận thông tin.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475118
"Công dân được quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí". Đó là nội dung của quyền nào sau đây?
- A. Quyền tự do báo chí.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền tự do tín ngưỡng.
- D. Quyền tiếp cận thông tin.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475121
Quyền tiếp cận thông tin là quyền mà mỗi công dân được:
- A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.
- B. lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.
- C. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.
- D. tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475125
Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi cố ý thực hiện hành vi nào dưới dây?
- A. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.
- B. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.
- C. Trình bày tham luận trong hội nghị.
- D. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475126
Bà Q viết bài đăng báo bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Bà Q đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Kiểm soát truyền thông.
- B. Đối thoại trực tuyến.
- C. Tự do ngôn luận.
- D. Thông cáo báo chí.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 475130
Mọi hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân đều:
- A. bị xử phạt hành chính.
- B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
- D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 475134
Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc:
- A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.
- B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.
- C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 475138
Trong trường hợp dưới đây, anh S đã thực hiện đúng quyền nào của công dân?
"Những năm qua, Trường Trung học phổ thông A có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và thi đại học. Anh S (phóng viên) đã về trường phỏng vấn các thầy cô và học sinh để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này".
- A. Tiếp cận thông tin.
- B. Bảo hộ danh dự.
- C. Tự do ngôn luận.
- D. Tự do báo chí.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 475142
Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những tấm gương học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Đối thoại trực tuyến.
- B. Tự do ngôn luận.
- C. Quản trị truyền thông.
- D. Thông cáo báo chí.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 475145
Hành vi nào sau đây phản ánh đúng trách nhiệm của mỗi công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
- A. Chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà mình cung cấp.
- B. Bịa đặt, làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp để tăng tính hấp dẫn.
- C. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.
- D. Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 475149
"Công dân trực tiếp góp ý về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương với đại biểu Quốc hội trong dịp đại biểu tiếp xúc cử tri" là thực hiện quyền nào sau đây?
- A. Sáng tạo.
- B. Bảo hộ danh dự.
- C. Học tập.
- D. Tự do ngôn luận.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 475166
Khi hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân không được:
- A. trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
- B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
- C. xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- D. chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 475171
Hành vi nào sau đây vi phạm quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của mỗi công dân?
- A. Khi được chị K nhờ nhận giúp bưu phẩm, anh D rất tò mò nhưng không mở ra xem.
- B. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.
- C. Sau 4 lần giao hàng không thành công, bưu tá đã chuyển lại bưu phẩm cho người gửi.
- D. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 475175
Trong trường hợp dưới đây, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
"K, A và V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí".
- A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.
- B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.
- C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.
- D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 475179
Đâu không phải là hậu quả của việc vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
- A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.
- B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.
- C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.
- D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 475182
Mọi hành vi vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều sẽ:
- A. bị xử phạt hành chính.
- B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
- C. bị phạt cải tạo không giam giữ.
- D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 475184
Công dân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
- A. Tôn trọng quyền của người khác; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- C. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.
- D. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 475186
Theo quy định pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sẽ được cơ quan chức năng:
- A. bảo đảm an toàn và bí mật.
- B. tiến hành sao kê và cất giữ.
- C. thực hiện in ấn và phân loại.
- D. chủ động thu thập và lưu trữ.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 475189
Theo quy định pháp luật, nhân viên cục bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?
- A. Tính sai cước phí vận chuyển.
- B. Đăng kí tài khoản thư điện tử.
- C. Công khai nội dung điện tín.
- D. Từ chối gói cước khuyến mại.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 475193
Theo quy định pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa:
- A. giấy phép lái xe.
- B. hợp đồng dân sự.
- C. giấy đăng kí kinh doanh.
- D. tài liệu liên quan đến vụ án.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 475195
Trong tình huống dưới đây, những ai nào đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
"Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty)".
- A. Chị A.
- B. Chị P.
- C. Anh V.
- D. Chị A và anh V.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 475197
Là bạn thân của nhau, nhưng M cảm thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh V (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh V giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người. Trong tình huống này, nếu là anh V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.
- B. Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
- C. Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.
- D. Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 475201
Khi phát hiện các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, chúng ta cần làm gì?
- A. thờ ơ, vô cảm.
- B. lên án, ngăn chặn.
- C. học tập, noi gương.
- D. khuyến khích, cổ vũ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 475204
Những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ không dẫn đến hậu quả nào?
- A. Gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- B. Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công dân và gia đình.
- C. Gây thiệt hại về tinh thần, sức khỏe, tính mạng, kinh tế… của công dân.
- D. Người có hành vi vi phạm phải chịu hình phạt tù trong mọi trường hợp.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 475207
Trong tình huống dưới đây, nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
"T và bà nội đang chuẩn bị ăn cơm tối thì có hai người đàn ông mặc trang phục. công an đến bấm chuông và yêu cầu mở cửa để khám xét vì nghi ngờ trong nhà đang tàng trữ chất cấm. Bà nội T nghe vậy liền giải thích trong nhà không cắt giấu chất cấm và gọi C mang chìa khoá ra mở cửa".
- A. Mở cửa, dụ họ vào nhà rồi nhanh chóng khóa cửa lại, sau đó tới đồn công an trình báo.
- B. Lập tức mở cửa cho họ vào khám nhà để tránh phạm tội “chống người thi hành công vụ”.
- C. Từ chối mở cửa, yêu cầu hai người đàn ông xuất trình thẻ công an và quyết định khám nhà.
- D. Từ chối mở cửa, mắng mỏ và lớn tiếng vạch trần thủ đoạn lừa đảo của hai người đàn ông.