Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 467609
Đồ thị diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích quan hệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường:
- A. hypebol.
- B. thẳng bậc nhất.
- C. parabol.
- D. elíp
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 467614
Điện trường là:
- A. môi trường không khí quanh điện tích.
- B. môi trường chứa các điện tích.
- C. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- D. môi trường dẫn điện.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 467617
Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho
- A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
- B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng.
- C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.
- D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 467621
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 40 V. Chọn câu chắc chắn đúng:
- A. Điện thế ở M là 40 V
- B. Điện thế ở N bằng 0
- C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm
- D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 467626
Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động
- A. dọc theo một đường sức điện.
- B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm.
- C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp.
- D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 467633
Nếu điện tích dịch chuyển trong điện trường sao cho thế năng của nó tăng thì công của của lực điện trường
- A. âm.
- B. dương.
- C. bằng không.
- D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 467636
Nếu chiều dài đường đi của điện tích trong điện trường tăng 2 lần thì công của lực điện trường
- A. tăng 2 lần.
- B. giảm 2 lần.
- C. không thay đổi.
- D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 467641
Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
- A. phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q.
- B. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
- C. khả năng sinh công tại một điểm.
- D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 467646
Điện thế là đại lượng:
- A. là đại lượng đại số.
- B. là đại lượng vecto.
- C. luôn luôn dương.
- D. luôn luôn âm.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 467649
Fara là điện dung của một tụ điện mà
- A. giữa hai bản tụ có hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1 C.
- B. giữa hai bản tụ có một hiệu điện thế không đổi thì nó được tích điện 1 C.
- C. giữa hai bản tụ có điện môi với hằng số điện môi bằng 1.
- D. khoảng cách giữa hai bản tụ là 1 mm.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 467654
Cặp số liệu ghi trên vỏ tụ điện cho biết điều gì?
- A. Giá trị nhỏ nhất của điện dung và hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
- B. Phân biệt được tên của các loại tụ điện.
- C. Điện dung của tụ và giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai cực của tụ.
- D. Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 467660
Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều
- A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
- B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
- C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
- D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 467666
Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
- A. V.
- B. V.m.
- C. V/m.
- D. N
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 467676
Hai quả cầu nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electron. Tìm khối lượng mỗi quả cầu để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn giữa chúng. Cho G = 6,67.10-11 m3/kg.s
- A. 2,86.10-9 kg
- B. 1,86.10-9 kg
- C. 4,86.10-9 kg
- D. 9,86.10-9 kg
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 467688
Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước ( ε = 81) cách nhau 3cm. Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-15 N. Hai điện tích đó là
- A. 4,472.10-8 C.
- B. 4,472.10-9 C.
- C. 4,025.10-8 C.
- D. 4,025.10-9 C.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 467692
Một hạt bụi nhỏ có khối lượng m = 0,1 mg, nằm lơ lửng trong điện trường giữa hai bản kim loại phẳng. Các đường sức điện có phương thẳng đứng và chiều hướng từ dưới lên trên. Hiệu điện thế giữa hai bản là 120 V. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Xác định điện tích của hạt bụi. Lấy g = 10 m/s2.
- A. 8,3.10-8 C
- B. 8,0.10-10 C
- C. 3,8.10-11 C
- D. 8,9.10-11 C
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 467696
Một electron (-e = -1,6.10-19 C) bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100 V. Công mà lực điện sinh ra sẽ là:
- A. +1,6.10-19 J.
- B. -1,6.10-19 J.
- C. +1,6.10-17 J.
- D. -1,6.10-17 J.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 467699
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là
- A. 25.10-3 J.
- B. 5.10-3 J.
- C. 2,5.10-3 J.
- D. 5.10-4 J.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 467701
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là
- A. -2,5.10-3 J.
- B. -5.10-3 J.
- C. 2,5.10-3 J.
- D. 5.10-3 J.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 467703
Hiệu điện thế giữa hai điểm:
- A. Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường của điện tích q đứng yên.
- B. Đặc trưng cho khả năng tác tác dụng lực của điện trường của điện tích q đứng yên.
- C. Đặc trưng cho khả năng tạo lực của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
- D. Đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 467705
Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
- A. 1 J.C.
- B. 1 J/C.
- C. 1 N/C.
- D. 1. J/N.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 467711
Tụ điện là
- A. hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
- B. hệ thống gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- C. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- D. hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 467716
Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
- A. Giữa hai bản kim loại là sứ.
- B. Giữa hai bản kim loại là không khí.
- C. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
- D. Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 467724
Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng
- A. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
- B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
- C. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
- D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 467729
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương
- A. trùng với đường nối của AB.
- B. trùng với đường trung trực của AB.
- C. tạo với đường nối AB góc 450.
- D. vuông góc với đường trung trực của AB.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 467732
Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là
- A. trung điểm của AB.
- B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
- C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
- D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 467735
Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng 2m đẩy nhau một lực 1,404 N. Tổng điện tích của hai vật bằng 5.10-5 C. Tính điện tích của mỗi vật:
- A. q1 = 2,6.10-5 C, q2 = 2,4.10-5 C.
- B. q1 = 1,6.10-5 C, q2 = 3,4.10-5 C.
- C. q1 = 4,6.10-5 C, q2 = 0,4.10-5 C.
- D. q1 = 3.10-5 C, q2 = 2.10-5 C.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 467740
Hai điện tích điểm đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì hút nhau một lực F Đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε = 4 chúng cách nhau một khoảng r’ = r/2 thì lực hút giữa chúng là:
- A. F
- B. F/2
- C. 2F
- D. F/4
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 467742
Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?
- A. Giữa hai bản kim loại là sứ.
- B. Giữa hai bản kim loại là không khí.
- C. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.
- D. Giữa hai bản kim loại là dung dịch NaOH.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 467743
Nếu hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng 4 lần thì điện dung của tụ
- A. tăng 2 lần.
- B. giảm 2 lần.
- C. tăng 4 lần.
- D. không đổi.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 467745
Biết điện thế tại điểm M trong điện trường là 20V. Electron có điện tích e = -1,6.10-19 C đặt tại điểm M có thế năng là:
- A. 3,2.10-18 J.
- B. -3,2.10-18 J.
- C. 1,6.1020 J.
- D. -1,6.1020 J.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 467746
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 0,5 m. Độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là
- A. 500 V.
- B. 1000 V.
- C. 2000 V.
- D. chưa đủ dữ kiện để xác định.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 467750
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là
- A. 25.10-3 J.
- B. 5.10-3 J.
- C. 2,5.10-3 J
- D. 5.10-4 J.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 467753
Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10-6 C ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5 m là
- A. -2,5.10-3 J.
- B. -5.10-3 J.
- C. 2,5.10-3 J.
- D. 5.10-3 J.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 467756
Một điện tích q = 4.10-8 C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ điện trường E = 100 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20 cm và vectơ độ dời AB làm với các đường sức điện một góc 30°. Đoạn BC dài 40 cm và vectơ độ dời BC làm với các đường sức điện một góc 120°. Tính công của lực điện.
- A. 0,108.10-6 J
- B. -0,108.10-6 J
- C. 1,492.10-6 J
- D. -1,492.10-6 J
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 467759
Tìm phát biểu sai về điện trường?
- A. Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- B. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.
- C. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
- D. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 467793
Đối với điện trường xung quanh một điện tích điểm Q đặt trong chân không, độ lớn của vectơ cường độ điện trường tại một điểm M không phụ thuộc vào
- A. vị trí của điểm M.
- B. dấu của điện tích Q.
- C. độ lớn của điện tích Q.
- D. khoảng cách từ điểm M đến điện tích điểm Q.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 467799
Một điện tích q bay vào trong một điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Trong suốt quá trình chuyển động, thế năng điện của điện tích đó
- A. luôn giảm dần.
- B. luôn không đổi.
- C. luôn giảm dần nếu q > 0 và luôn tăng dần nếu q <0.
- D. luôn giảm dần nếu q < 0 và luôn tăng dần nếu q> 0.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 467803
Hai tụ điện có điện dung lần lượt \({C_1} = 2\mu \)F, \({C_2} = 3\mu \)F ghép song song. Mắc bộ tụ điện đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 V. Điện tích của các tụ điện là:
- A. \({Q_1} = {120.10^{ - 6}}\) C và \({Q_2} = {180.10^{ - 6}}\)C.
- B. \({Q_1} = {Q_2} = {72.10^{ - 6}}\)C.
- C. \({Q_1} = {3.10^{ - 6}}\)C và \({Q_2} = {2.10^{ - 6}}\)C,
- D. \({Q_1} = {Q_2} = {300.10^{ - 6}}\)C.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 467811
Quạt điện nhà bạn A bị hỏng chiếc tụ điện như Hình III.1 và cần được thay thế. Cửa hàng đồ điện có một số loại tụ điện đang bán như sau:
(a):\(2\mu \)F - 300V; (b): \(2,5\mu \)F - 300 V;
(c):\(2,5\mu \)F - 100V; (d): \(1,5\mu \)F - 250V;
(e): \(1\mu \)F - 250V.
Bạn A có thể chọn phương án mua nào để thay cho tụ hông?
- A. Tụ điện (a).
- B. Tụ điện (b) hoặc tụ điện (c) đều được.
- C. Tụ điện (c).
- D. Tụ điện (b) hoặc mua tụ điện (d) và tụ điện (e) về ghép song song với nhau.