OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề ôn tập Chương 3 môn Sinh học 11 năm 2021 - Trường THPT Lê Trung Kiên

50 phút 40 câu 7 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 190982

    Đặc điểm nào sau đây không có ở sinh trưởng sơ cấp?

    • A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây
    • B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
    • C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
    • D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 190990

    Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

    • A. Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch
    • B. Gỗ và mạch rây nằm phía trong tầng sinh mạch
    • C. Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
    • D. Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 190995

    Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây?

    • A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm
    • B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
    • C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm
    • D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 191004

    Lấy tuỷ làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

    • A. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
    • B. Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong
    • C. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong.
    • D. Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong còn gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 191012

    Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân như thế nào?

    • A. Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tâng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
    • B. Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp →Tuỷ
    • C. Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ
    • D. Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 191021

    Nêu định nghĩa sinh trưởng sơ cấp của cây?

    • A. Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh
    • B. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
    • C. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm
    • D. Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 191025

    Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

    • A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
    • B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm
    • C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
    • D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 191027

    Nêu khái niệm sinh trưởng thứ cấp?

    • A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra
    • B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra
    • C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra
    • D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 191033

    Người ta sử dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để làm gì?

    • A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
    • B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
    • C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
    • D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 191037

    Gibêrelin có vai trò gì?

    • A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
    • B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân
    • C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân
    • D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 191044

    Ở thực vật một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có các giai đoạn theo trình tự nào?

    • A. Ra hoa - tạo quả - nảy mầm - mọc lá - sinh trưởng rễ, thân, lá
    • B. Nảy mầm - ra lá - sinh trưởng rễ, thân, lá - ra hoa - tạo quả - quả chín
    • C. Ra lá - sinh trưởng thân, rễ, lá - ra hoa - kết hạt - nảy mầm
    • D. Quả chín - nảy mầm - ra lá - ra hoa - kết hạt
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 191051

    Một chu kì sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ khi nào?

    • A. Khi ra hoa đến lúc cây chết 
    • B. Khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới
    • C. Khi nảy mầm đến khi cây ra hoa
    • D. Khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 191055

    Cho các đặc điểm về hạt, thân, chu kì dinh dưỡng của cây một lá mầm và cây hai lá mầm:

    1. Hạt có hai lá mầm.

    2. Thân nhỏ.

    3. Chu kì dinh dưỡng một năm.

    4. Thân lớn.

    5. Chu kì dinh dưỡng hai hay nhiều năm.

    6. Hạt có một lá mầm.

    Cây hai lá mầm có các đặc điểm:

    • A. 2, 3, 4
    • B. 1, 4, 5
    • C. 1, 4, 6
    • D. 2, 4, 5
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 191060

    Sinh trưởng thứ cấp là quá trình lớn lên do sự phân chia của (A) làm cho cây lớn lên theo chiều (B). (A) và (B) lần lượt là:

    • A. Mô phân sinh; ngang
    • B. Đỉnh sinh trưởng; cao
    • C. Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ; ngang
    • D. Tế bào mạch rây; cao
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 191067

    Cho các chất gồm auxin, etilen, axit abxixic, xitokinin, phenol, giberelin. Các chất có vai trò kích thích sinh trưởng là:

    • A. Axit abxixic, phenol
    • B. Auxin, giberelin, xitokinin
    • C. Axit abxixic, phenol, xitokinin
    • D. Tất cả các chất trên
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 191074

    Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở bộ phận nào của cây?

    • A. Đỉnh của thân và cành
    • B. Lá, rễ
    • C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
    • D. Thân, cành
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 191080

    Auxin chủ yếu sinh ra ở bộ phận nào của cây?

    • A. Đỉnh của thân và cành
    • B. Phôi hạt, chóp rễ
    • C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
    • D. Thân, lá
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 191083

    Êtylen có vai trò như thế nào đối với thực vật?

    • A. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả
    • B. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá
    • C. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả
    • D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 191087

    Người ta sử dụng Gibêrelin để làm gì?

    • A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
    • B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt
    • C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt
    • D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 191091

    Axit abxixic (ABA) có vai trò chủ yếu như thế nào?

    • A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
    • B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
    • C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng
    • D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 191099

    Ơstrôgen có vai trò như thế nào đối với động vật?

    • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
    • B. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
    • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
    • D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 191105

    Ơstrôgen được sinh ra ở cơ quan nào?

    • A. Tuyến giáp
    • B. Buồng trứng
    • C. Tuyến yên
    • D. Tinh hoàn
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 191111

    Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sản sinh ra ở cơ quan nào?

    • A. Tinh hoàn
    • B. Tuyến giáp
    • C. Tuyến yên
    • D. Buồng trứng
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 191116

    Tirôxin được sản sinh ra ở cơ quan nào?

    • A. Tuyến giáp
    • B. Tuyến yên
    • C. Tinh hoàn
    • D. Buồng trứng
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 191118

    Tirôxin có tác dụng gì?

    • A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
    • B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
    • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
    • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 191120

    Hoocmôn sinh trưởng có vai trò như thế nào?

    • A. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
    • B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
    • C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
    • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 191124

    Nêu vai trò của hoocmon estostêrôn?

    • A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
    • B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể
    • C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
    • D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 191129

    Vì sao thời kì mang thai không có trứng chín và rụng?

    • A. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
    • B. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
    • C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai ức chế sự tiết ra FESH và LH của tuyến yên
    • D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra hoocmôn Prôgestêron ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 191136

    Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển bị ảnh hưởng?

    • A. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm
    • B. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét
    • C. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
    • D. Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 191140

    Nêu hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin?

    • A. Các đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển
    • B. Các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển
    • C. Người bé nhỏ hoặc khổng lồ
    • D. Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 191179

    Thể vàng sản sinh ra hoocmôn gì?

    • A. EFSH
    • B. LH
    • C. HCG
    • D. Prôgestêron
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 191184

    Trong nuôi cấy mô ở thực vật, muốn chồi mọc nhanh và khỏe, người ta xử lí tỉ lệ các phitohoocmon như sau:

    • A. Tỉ lệ xitokinin cao hơn auxin
    • B. Tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin
    • C. Tỉ lệ xitokinin cao hơn axit abxixic
    • D. Tỉ lệ axit abxixic cao hơn xitokinin
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 191190

    Khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, cần phải chú ý đến nguyên tắc quan trọng nào?

    1. Nồng độ sử dụng vừa phải.

    2. Đầy đủ nước, phân và tối ưu về khí hậu.

    3. Tính đối kháng và hỗ trợ của các phitohoocmon.

    4. Cần chọn lọc đối với chất diệt cỏ vì có thể gây độc cho cây trông.

    Phương án đúng:

    • A. 1, 2, 3,4
    • B. 2, 3, 4 
    • C. 1, 3, 4
    • D. 1, 2, 4
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 191193

    Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

    • A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường
    • B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan
    • C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ
    • D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 191198

    Để chuyển hoa quả từ xanh sang chín (thúc cho nhanh chín), người ta điều chỉnh tỉ lệ giữa hai loại phitohoocmon nào là chủ yếu?

    • A. Tỉ lệ giữa etilen và axit abxixic
    • B. Tỉ lệ giữa phenol và etilen
    • C. Tỉ lệ giữa axit abxixic và auxin
    • D. Tỉ lệ giữa auxin và etilen
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 191206

    Nội dung nào sau đây sai khi nói về hoocmon thục vật?

    • A. Muốn ngọn mọc nhanh và ức chế phát triển của chồi bên, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn xitokinin và ngược lại
    • B. Muốn kìm hãm sự chín của quả, người ta xử lí tỉ lệ auxin cao hơn etilen
    • C. Muốn hạt, củ kéo đài trạng thái ngủ nghỉ, con người xử lí hàm lượng giberelin cao hơn hàm lượng của axit abxixic
    • D. Muốn cây lâu hóa già, con người xử lí hàm lượng xitokinin cao hơn axit abxixic
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 191229

    Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

    • A. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương
    • B. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương
    • C. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương
    • D. Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ô xy hoá để hình thành xương
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 191235

    Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

    • A. Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường
    • B. Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan
    • C. Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ
    • D. Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 191241

    Juvenin có tác dụng gì?

    • A. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
    • B. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
    • C. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
    • D. Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 191249

    Ecđixơn có tác dụng gì?

    • A. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
    • B. Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
    • C. Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
    • D. Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF