OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Câu hỏi 2 trang 15 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 15 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức

Thực vật hấp thụ nước và ion khoáng theo những cơ chế nào? Làm thế nào để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng ở cây trồng?

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi 2 trang 15

Phương pháp giải

Rễ hấp thụ nước theo cơ chế thụ động, trong khi hấp thụ khoáng theo cả cơ chế chủ đọng và thụ động.

 

Lời giải chi tiết

- Đối với ion khoáng: Có 2 cách hấp thụ các ion khoáng ở rễ là bị động và chủ động.

- Đối với nước: Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế hấp thụ thụ động (thẩm thấu): nước di chuyển từ đất là môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) vào tế bào lông hút là môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước) nhờ sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu/ gradient nồng độ.

- Một số dấu hiệu cây thiếu các nguyên tố khoáng:

+ Cây khi thiếu các nguyên tố khoáng đạm (N) thì lá vàng nhạt, cây cằn cỗi.

+ Cây khi thiếu các nguyên tố khoáng lân (P) thì lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.

+ Cây khi thiếu các nguyên tố khoáng Kali thì cây không có khả năng chống chịu sâu bệnh hại, ...

+ Cây khi thiếu các nguyên tố khoáng Ca sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải Câu hỏi 2 trang 15 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF