OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 2 trang 163 SGK Sinh học 11 NC

Giải bài 2 tr 163 sách GK Sinh lớp 11 NC

Trình bày một chu kì phát triển từ hạt đến hạt? Nêu các hình thức thụ phấn? Tại sao nói thực vật có hoa có sự thụ tinh kép?   

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2

Chu kì phát triển từ hạt đến hạt ở thực vật có hoa:
  • Hình thành hạt phấn:
    • Hạt phấn được hình thành từ tế bào mẹ hạt phấn (2n). Mỗi tế bào mẹ khi giảm phân cho 4 hạt phấn đơn bội (n).
    • Bên trong hạt phấn gồm hai tế bào: tế bào dinh dưỡng phấn hoa thành ống phấn, tế bào bé sẽ phát sinh cho hai giao tử đực (tinh trùng).
  • Hình thành túi phôi:
    • Mỗi tế bào lưỡng bội nằm gần lỗ thông của noãn phân chia giảm phân cho bốn tế bào con đơn bội.
    • Một trong bốn tế bào sẽ phân chia liên tiếp để tạo nên túi phôi, ba tế bào đơn bội kia tiêu biến dần. Túi phôi chứa noãn cầu đơn bội (n) (trứng) và nhân phụ (2n).
  • Thụ phấn: Thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ nhị sang đầu vòi nhụy của hoa trên cùng cây (tự thụ phấn), hay rơi trên đầu nhụy một cây khác (thụ phấn chéo).
  • Sự thụ phấn chéo có thể do tác nhân tự nhiên (gió, nước, sâu bọ) hay nhân tạo (do người).
  • Nảy mầm của hạt phấn:
    • Hạt phấn rơi vào đầu nhụy gặp thuận lợi sẽ nảy mầm mọc ra một ống phấn.
    • Ống phấn theo vòi nhụy đi vào bầu nhụy, hai giao tử đực nằm trong ống phấn, được ống phấn mang tới noãn.
  • Thụ tinh: Khi ống phấn đến noãn, qua lỗ noãn tới túi phôi, một giao tử đực kết hợp với noãn cầu thành hợp tử 2n, còn giao tử thứ hai kết hợp với nhân phụ 2n để tạo thành nội nhũ 3n.
  • Ở thực vật bậc cao cả hai giao tử đực đều tham gia vào thụ tinh nên gọi là thụ tinh kép. Sau thụ tinh, noãn biến đổi thành hạt. 

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 163 SGK Sinh học 11 NC HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF