OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm - Thái Bá Vân - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nội dung bài giảng Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm - Thái Bá Vân thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em hiểu được vấn đề tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật thông qua bức tranh Em Thúy của Trần Văn Cẩn và nhận biết cách triển khai vấn đề của văn bản nghị luận. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Thái Bá Vân

a. Tiểu sử:

- Thái Bá Vân (1934 - 1999) là một nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật Việt Nam.

- Ông tốt nghiệp khoa Sử học nghệ thuật, trường Đại học Karlova, Praha, Tiệp Khắc từ 1955 đến 1961, rồi về công tác tại Viện Mỹ thuật Hà Nội khi vừa mới thành lập năm 1962.

- Trở lại Tiệp Khắc làm thực tập viên ưu tú của Viện hàn lâm khoa học Slovaki và đại học Mỹ thuật Bratislava trong năm 1985.

- Về nước ông công tác tại viện Mỹ thuật Việt Nam cho đến lúc về hưu 1996. Ông mất năm 1999.

Thái Bá Vân

Thái Bá Vân (1934 - 1999)

b. Sự nghiệp sáng tác

Thái Bá Vân viết không nhiều, nhưng những bài viết của ông mang dấu ấn riêng, sâu sắc, độc đáo và độc lập được tập hợp chủ yếu trong tác phẩm Tiếp xúc với nghệ thuật do Viện Mỹ thuật Việt Nam ấn hành.

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ:

Tiếp xúc với nghệ thuật có 5 phần, văn bản chỉ trích 3 phần đầu (2 phần sau là Sự tương đồng nội tâm với tác phẩm; Để phê bình, nghiên cứu tác phẩm).

b. Thể loại:

Tiếp xúc với tác phẩm thuộc thể loại văn nghị luận.

c. Phương thức biểu đạt:

Văn bản Tiếp xúc với tác phẩm có phương thức biểu đạt là nghị luận.

d. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Từ đầu đến “mà nó chuyên chờ”: Đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm.

- Phần 2: Tiếp đến “ít ra là vậy”: Giá trị chủ quan của tác phẩm.

- Phần 3: Còn lại: Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng.

e. Tóm tắt tác phẩm:

Bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, tác giả Thái Bá Vân đã chỉ ra các hình thức tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật. Thứ nhất là hiểu về đời sống vật thể và đời sống hình tượng. Đời sống vật thể là tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật, đời sống hình tượng là tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ, bức tranh Em Thúy là một tấm vải - đồ vật, ở bức tranh Em Thúy, tồn tại trong ý thức tôi là một tác phẩm thẩm mỹ để lại nhiều giá trị. Thứ hai là vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm. Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm. Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng. Cuối cùng là vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn. Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt người xem. Một tác phẩm hàm súc bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một cách tự do hé mở, chờ đợi ở người xem bù đắp sự chủ quan. Người xem, người đọc giúp hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại và sống thêm một cuộc đời mới.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nội dung các khái niệm đời sống vật thể và đời sống hình tượng được tác giả sử dụng trong văn bản.

- Đời sống vật thể: tồn tại vật thể như một đời sống đồ vật. Ví dụ bức tranh Em Thúy là một tấm vải, khổ 45 x 60 cm, rằng nó được vẽ bằng màu dầu, kiểu hội họa bác học châu Âu, rằng nó có khung bằng gỗ,… đó là đồ vật.

- Đời sống hình tượng: tồn tại tinh thần như một hình tượng nghệ thuật của giá trị thẩm mĩ, thể hiện nội dung của tác phẩm. Ví dụ ở bức tranh Em Thúy, hiện tượng phân hóa này không xảy ra trên bức tranh. Hiện tượng này xảy ra trong ý thức tôi, ở cái khả năng trừu tượng hóa của đầu óc con người.

1.2.2. Vấn đề giá trị chủ quan của tác phẩm.

- Cái tiêu chuẩn “phản ánh đúng hiện thực”, cái tầm quan trọng của đề tài và khách thể, đối với mĩ thuật, nên hiểu như thế nào? Không nhất thiết phải thấu hiểu đề tài và khách thể là gì, rồi mới hiểu được tác phẩm.

- Khi đổi chủ đề và tên gọi thì giá trị thẩm mĩ hay ý nghĩa nội dung cũng không hề thay đổi, vì bản chất hiện thực vẫn vậy, vẫn là một.

- Bản chất hiện thực ở một tác phẩm không hề là cái kết cấu vật thể của đề tài, hình thù, tên gọi mà chính là cái hiện thực hình tượng.

1.2.3. Vai trò của người xem, người đọc trong việc giúp hình tượng nghệ thuật trường tồn.

- Hiện thực và nội dung của tác phẩm còn sinh nở vô hạn trong đầu óc và con mắt người xem. Một tác phẩm hàm súc bao giờ cũng dành cho trí tưởng tượng của người xem một cách tự do hé mở, chờ đợi ở người xem bù đắp sự chủ quan.

- Người xem, người đọc giúp hình tượng nghệ thuật trên đó được thức tỉnh, sống lại và sống thêm một cuộc đời mới.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản chỉ ra các bước tiếp xúc với nghệ thuật:

- Đời sống vật thể và đời sống hình tượng của tác phẩm.

- Giá trị chủ quan của tác phẩm.

- Nội dung của tác phẩm được người xem mở rộng.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Các luận điểm trong văn bản triển khai theo một trật tự logic, các luận điểm có sự liên kết với nhau, có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong tác phẩm (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng).

- Các luận điểm đi thẳng vào vấn đề, có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Nêu nhận xét về cách triển khai các luận điểm trong tác phẩm Tiếp xúc với tác phẩm - Thái Bá Vân.

 

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm.

- Chú ý vào cách triển khai nội dung của tác phẩm.

 

Lời giải chi tiết:

- Các luận điểm trong văn bản triển khai theo một trật tự logic, các luận điểm có sự liên kết với nhau, có tính định hướng nhằm giải đáp những vấn đề nhận thức và tư tưởng đặt ra trong tác phẩm (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng).

- Các luận điểm đi thẳng vào vấn đề, có tính nghệ thuật, hợp tình hợp lí.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm - Thái Bá Vân, các em cần nắm:

- Đặc điểm thể loại văn nghị luận.

- Nắm được giá trị của tác phẩm.

- Nắm được cách triển khai luận điểm trong văn bản nghị luận.

Soạn bài Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm - Thái Bá Vân Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Tiếp xúc với tác phẩm - Thái Bá Vân đề cập đến vấn đề tiếp xúc tác phẩm nghệ thuật thông qua bức tranh Em Thúy của Trần Văn Cẩn. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành đọc: Tiếp xúc với tác phẩm - Thái Bá Vân Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF