OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng - Ngữ văn 11

Banner-Video

Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp. Mong răng sau khi tham khảo bài soạn các em sẽ nắm được những nội dung cần thiết, trả lời các câu hỏi trong SGK một cách rõ ràng, kĩ lưỡng. Chúc các em có thêm một bài soạn hay và ý nghĩa.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Những vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn đời về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người Nghệ sĩ và nhân dân.
  • Niềm cảm thông, trân trọng của tác giả đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch

1.2. Nghệ thuật

  • Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hành động dồn dập, đầy kịch tính
  • Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh
  • Tính cách, tâm trạng của nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động
  • Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch.

2. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình chuẩn

Câu 1: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?

  • Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V
    • Hai mâu thuẫn cơ bản được thể hiện qua hai xung đột chính của vở kịch, đó là:
      • Xung đột 1: Xung đột giữa giai cấp thống trị thối nát, xa hoa, trụy lạc với nhân dân khốn khổ lầm than. → Mâu thuẫn được giải quyết theo quan điểm của nhân dân khi vua Lê Tương Dực bị giết.
      • Xung đột 2: Xung đột giữa quan niệm cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân → mâu thuẫn không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát., bởi chân lí vừa thuộc về người nghệ sĩ sáng tác (Vũ Như Tô) vừa thuộc về nhân dân
    • Trong hồi V,  xung đột thứ 2 đã lên đến đỉnh điểm hào vào xung đột thứ nhất. Người dân không chỉ muốn trả thù vua Lê Tương Dực mà còn muốn "phanh thây" Vũ Như Tô, Đan Thiềm.

→ Xung đột kịch có sự chuyển đổi phức tạp, mau lẹ nhưng tất cả đều nhằm tập trung thể hiện hai mâu thuẫn chủ yếu trên

Câu 2: Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?

  • Vũ Như Tô
    • Là một kiến trúc sư có tài năng "siêu phàm", ngàn năm có một.
      • Cái tài của ông được ngợi ca đến mức siêu phàm
      • Một thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”, “có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân”
    • Là một người nghệ sĩ có nhân cách cao cả, hoài bão, lí tưởng nghệ thuật
      • Được Đan Thiềm thuyết phục để xây Cửu Trùng Đài → dồn hết tâm trí, sức lực để sáng tạo nghệ thuật
      • Khi nhân dân nổi loạn → Vũ Như Tô không chạy trốn

⇒ Một người nghệ sĩ tài ba, là hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái đẹp nhưng bướng bỉnh và có phần mù quáng, không dễ thích ứng với những diễn biến phúc tạp của cuộc đời

  • Đan Thiềm:
    • Là một cung nữ mê đắm Cái tài, Cái đẹp , bất chấp những hiểm nguy, dám hi sinh cả tính mạng để bảo vệ Cái tài, Cái đẹp .
    • Tấm lòng trân trọng, hết mình bảo vệ cái tài, cái đẹp của Đan Thiềm được biểu hiện trong đoạn trích:
      • Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài (ở hồi 1)
      • khi có biến, Đan Thiềm lại tìm mọi cách thuyết phục Vũ Như Tô trốn đi. → Cả 2 lời khuyên này đều “có ý nghĩa” duy nhất : bảo vệ cái tài, cái đẹp (“khi trước trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết”).
    • Đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô.
      • Có đến 20 lần nàng thúc giục Vũ Như Tô “trốn đi, lánh đi, đi đi, chạy đi” → Lời thúc giục vừa van xin, vừa khẩn thiết, quyết liệt: “Ông nghe tôi ! …. Đợi thời là thượng sách ! Đừng để phí tài trời. Trốn đi !” 
      • Đan Thiềm tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô.
      • Kết thúc lớp kịch thứ VII, chỉ còn tiếng kêu thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở của Đan Thiềm.

⇒ Là người "tri kỉ" của Cái đẹp, Cái tài; tôn vinh Cái đẹp, Cái tài mà rơi vào oan ức đau thương. Đan Thiềm còn là người rất hiểu đời, hiểu người, dễ tích ứng với hoàn cảnh và luôn tỉnh táo, sáng suốt trước mọi trường hợp.

Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh (chị), nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?

  • Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch khi tác giả để cho quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết cục này.
  • Nên giải quyết mâu thuẫn ấy: Ta thấy, việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí, nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì nhân dân sẽ không rơi vào cảnh lầm than. Tuy nhiên, hành động giết hại Vũ Như Tô và phá hủy Cửu Trùng Đài lại là đang hủy đi giá trị của công sức, của tâm huyết lớn lao dành cho nghệ thuật. Giá như có thể hoàn thành công trình trong một giai đoạn khác thì sẽ tốt hơn cho nghệ thuât và cho chính người dân.

Câu 4: Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?

  • Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích:
    • Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.
    • Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
    • Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
    • Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

​Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài để nắm vững hơn những kiến thức cần thiết, trọng tâm của bài học.

3. Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài chương trình Nâng cao

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn trong thời gian sớm nhất!

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Trong lời tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:

"Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm."

Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên.

Gợi ý trả lời.

Câu 1:

  • Qua lời tựa, ta thấy, tác giả đã công khai, chân thành bày tỏ nối niềm boăn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về ai? Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô là phải, Cửu Trùng Đài bị phá, nên mừng hay nên tiếc. Và rồi ông thú nhận: "ta chẳng biết?" → chưa thể tìm ra một lời thỏa đáng cho câu trả lời
  • Nhà văn khẳng định "Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.". Nghĩa là tác giả khẳng định giữa mình với Đan Thiềm có sự đồng điệu. 
  • Với lời tựa như vậy, ta thấy rằng từ trong ý đồ nghệ thuật cho đến việc thể hiện ý đồ ấy, nàh văn đã tạo một suy tư lơ lửng, quan niệm nghệ thuật thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Việc giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn này phải nhờ vào sự giác ngộ của nghệ sĩ và nhân dân.

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Vở kịch vĩnh biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm hay trong đó nó tái hiện sâu sắc những mâu thuẫn kịch xung quanh những nhân vật tồn tại trong tác phẩm, những nhân vật đó thể hiện được dòng diễn biến tâm trạng của nhân vật. Để nắm được những kiến thức cần đạt khi học văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

6. Hỏi đáp về văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF