OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 11

Banner-Video

Bài soạn về bài Viết bài viết số 1 sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi viết bài. các em có thể tham khảo bài soạn để nắm những nội dung cơ bản cũng như biết cách làm bài. Chúc các em có một bài viết đạt điểm cao! Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội tóm tắt.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

Biết cách viết một bài văn nghị luận xã hội:

  • Bố cục 3 phần
  • Luận điểm luận cứ rõ ràng, xác thực
  • Dùng từ và diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
  • Chú ý trọng tâm: yêu cầu đề bài 

2. Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Đề 1: Đọc truyện "Tấm Cám", anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc sống đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay?

a. Mở bài:

  • Giới thiệu được vấn đề (dẫn dắt về câu chuyện Tấm Cám và yêu cầu của đề bài)
  • Mở ra hướng làm bài (bằng một hay hai câu văn nói đến vấn đề cần nghị luận)

b. Thân bài:

  • Làm rõ nội dung vấn đề cần nghị luận (giải thích)
    • Cái thiện? (Những điều tốt đẹp, hiền lành trong xã hội, là những điều không mang đến tác hại cho ai mà còn mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc hay là những việc tốt đẹp cho người khác....)
    • Cái ác? (Những điều xấu xa, những việc làm không tốt đẹp gây ảnh hưởng đến người khác một cách tiêu cực......)
    • Người tốt? (Là những người có tâm tính hiền lành, hay giúp đỡ người khác đem lại kết quả tích cực cho người khác....)
    • Kẻ xấu? (Là những người có tâm địa không tốt, vì lợi ích của bản thân có thể làm bất cứ điều gì dù là điều đó không tốt cho người khác, là những người mang đến những kết quả không tốt cho người khác bằng sự cố ý của họ...)
  • Được biểu hiện thông qua truyện Tấm Cám như thế nào? (bàn luận)
    • Trình bày ý kiến cá nhân của bản thân? (Qua nhân vật Tâm - cái thiện và người tốt; Cám - cái ác và người xấu)
    • Cái thiện và cái ác ngày xưa với những biểu hiện ra sao? ngày nay ra sao? ( xưa và nay có những biểu hiện tương đồng, tuy nhiên mỗi thời lại là một hoàn cảnh khác để có những biểu hiện riêng. Ngày nay, đôi khi cái thiện và cái ác lẫn lộn,....)
    • Người tốt và người xấu được quan niệm như thế nào ? (xưa và nay có những quan niệm tương đồng. Tuy nhiên, trong cuộc sống sẽ có những người tốt với người này nhưng lại là xấu với người khác. Vì vậy cần phải xem xét và hiểu bản chất của vấn đề hiện tượng để biết được đâu là người tốt, đâu là người xấu.)
    • Suy nghĩ như thế nào về kết quả của người tốt và người xấu, cái thiện và cái ác? (kiên quyết bài trừ cái xấu, cái ác; cái thiện luôn thắng cái ác; người tốt luôn có được mọi người xung quanh yêu mến và trân trọng...)
  • Rút ra bài học cho bản thân (chân thực và phù hợp với lứa tuổi)

c. Kết bài:

Khẳng định và mở rộng vấn đề

Đề 2: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhân Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba - 1942:

" Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp."

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu vấn đề (dẫn dắt câu nói của Thân Nhân Trung)
  • Mở ra hướng làm bài 

b. Thân bài:

  • Giải thích
    • Hiền tài? (hiền tài là người tài cao, học rộng và có đạo đức, một lòng một dạ vì lợi ích của nhân dân, Tổ quốc)
    • Nguyên khí? (nguyên khí là khí ban đầu tạo ra sự sống của vạn vật. Hiểu rộng ra, nguyên khí là yếu tố quyết định sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước)
    • Cả câu nói? (Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của hiền tài đối với đất nước....)
  • Bàn luận:
    • Vì sao nói hiền tài là nguyên khí của quốc gia? (Hiền tài là trụ cột của đất nước, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc và hiền tài; dẫn chứng: các triều đại trong lịch sử....)
    • Ý kiến trên là đúng với mọi thời đại, tuy nhiên sự hưng thịnh của một quốc gia không chỉ phụ thuộc vào hiền tài mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
  • Bài học: ( viết một cách chân thành và phù hợp với lứa tuổi)
    • Vai trò và ý thức của mỗi cá nhân đối với thời đại hiện nay
    • Tu dưỡng nhân cách và trí tuệ để trở thành người có ích cho đất nước

c. Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề và mở rộng vấn đề

Đề 3: Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến của mình về phương châm Học đi đôi với hành

a. Mở bài:

  • Giời thiệu vấn đề cần nghi luận (Học đi đôi với hành)
  • Mở ra hướng làm bài

b. Thân bài:

  • Giải thích:
    • Học là gì? (Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…)
    • Hành là gì? (Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng)
    • Thế nào là học đi đôi với hành? (Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó)
  • Bàn luận:
    • Có rất nhiều con đường để tiếp cận và tìm kiếm tri thức.... và mục đích cuối cùng của việc học đó là kiến thức, kĩ năng và hình thành thái độ tích cực...
    • Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
    • Phương châm trên phản ánh một cách học đúng đắn và tích cực: Bổi nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống
    • Cần phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
    • Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
      • Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
      • Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, khôn
  • Bài học: 

Rút ra bài học nhận thức và hành động cho mỗi cá nhân. ( viết một cách chân thực và phù hợp với lứa tuổi)

c. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề
  • Mở rộng vấn đề

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội để nắm vững hơn kĩ năng làm bài! 

3. Hỏi đáp về bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF