OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Ôn tập Học kì 1 - Ngữ văn 11 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Banner-Video

Sau Học kì 1, các em cần hệ thống tất cả kiến thức về văn bản đọc hiểu với đặc trưng các thể loại như truyện ngắn, văn bản nghị luận, thơ tự do, hài kịch và phần tiếng Việt, từ đó áp dụng vào các bài thi và bài tập về sau. Bài soạn Ôn tập Học kì 1 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ hỗ trợ các em trong quá trình tổng hợp kiến thức. Ngoài ra, để củng cố nội dung đã học, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Ôn tập Học kì 1. Chúc các em sẽ có nhiều kiến thức bổ ích nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

Vợ nhặt - Kim Lân

Chí Phèo - Nam Cao

Nhớ đồng - Tố Hữu

Tràng giang - Huy Cận

Con đường mùa đông - Pu-skin

Chiếu cầu hiền - Ngô Thì Nhậm

Tôi có một ước mơ - Mác-tin Lu-thơ Kinh

Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

Lời tiễn dặn

Dương phụ hành - Cao Bá Quát

Thuyền và biển - Xuân Quỳnh

Sống, hay không sống - đó là vấn đề - William Shakespeare

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Nguyễn Huy Tưởng

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

- Đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ  trong văn học.

- Những lưu ý trong việc sử dụng ngôn ngữ nói.

- Sự cộng hưởng giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.

- Nhận biết lỗi về thành phần câu.

2. Soạn bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập một và nhan đề văn bản đọc thuộc từng loại, thể loại ấy. 

Lời giải chi tiết:

 

Câu 2: Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.

Lời giải chi tiết:

 

Câu 3: Tổng hợp những nội dung thực hành tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:

- Nội dung thực hành; 

- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững;

- Ý nghĩa của hoạt động thực hành.

Lời giải chi tiết:

 

Câu 4: Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:

Lời giải chi tiết:

 

Câu 5: Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một trên các phương diện sau:

- Tên của nội dung hoạt động nói và nghe:

- Yêu cầu của hoạt động:

- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động. 

Lời giải chi tiết:

Các em có thể tham khảo bài giảng để củng cố hơn nội dung bài soạn:

  • Soạn bài tóm tắt Ôn tập Học kì 1

3. Hướng dẫn luyện tập

3.1. Đọc

Câu 1: Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề của bài thơ “Huyền diệu” gợi cho người đọc liên tưởng đến một cái gì đó rất lung linh, trừu tượng, vô thực nhưng lại đẹp đến lạ thường, như một thứ phép màu nhiệm kỳ.

- Nhan đề đó mở ra trong tâm trí người đọc tiếp đến sẽ là một cái gì đó rất trừu tượng, rất đẹp nhưng rất khó nhận biết. Có thể là những âm thanh, hương thơm… về cái gì đó mơ hồ nhưng truyền tải một thông điệp sâu sắc về cuộc sống. 

 

Câu 2: Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết:

Việc lựa chọn câu thơ của văn hào người Pháp làm lời đề từ đã thể hiện một cách dẫn chuyện đầy táo bạo, gợi mở ra cho người đọc một không gian hoàn toàn mới – nơi mà có hương thơm, màu sắc và âm thanh hòa hợp. Nó như một cánh cửa, dẫn người đọc, người nghe bước vào một thế giới huyền diệu, nơi hương thơm đang ngự trị, màu sắc và âm thanh hòa hợp lạ thường khiến người đọc vừa không khỏi bỡ ngỡ, giật mình, vừa cảm thấy mới mẻ và thích thú.

 

Câu 3: Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

Lời giải chi tiết:

- Hiện tượng bao trùm toàn bài thơ chính là sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố hương thơm, màu sắc và âm thanh. Về hương thơm, có hơi say của men rượu, hương hoa thơm ngát. Về màu sắc, có màu của hoa cỏ, của lá rơi. Về âm thanh, có khúc nhạc thơm, khúc nhạc hường, hơi thở, tiếng gió, suối, chim, khóc người, tiếng đập của trái tim… Tất cả tạo nên một bức tranh trữ tình hài hòa, nơi mà mùi hương, màu sắc và âm thanh hòa hợp một cách lạ thường. 

 - Nguyên nhân đưa đến hiện tượng ấy: có lẽ qua lăng kính trữ tình cùng cách cảm nhận đầy tinh tế của ông hoàng thơ tình Việt Nam, sự cảm nhận về hương thơm, màu sắc và âm thanh của ông lên đến một tầm cao mới. Từ những sự vật rất nhỏ, tưởng chừng như chẳng ai quan tâm, để ý, ông đã ghép chúng lại với nhau và tạo nên một sự hữu ý đầy nghệ thuật. Hóa ra chúng lại hợp đến vậy khi đứng cạnh nhau như một phép màu huyền diệu. Đây quả là một phát hiện vĩ đại trong thơ Xuân Diệu. 

 

Câu 4: Những tri thức ngữ văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả?

Lời giải chi tiết:

Những tri thức ngữ văn được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả: khái niệm về thơ trữ tình hiện đại; về cấu tứ của một bài thơ trữ tình; yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình; ngôn ngữ văn học.

 

Câu 5: Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ. 

Lời giải chi tiết:

Những kết hợp từ ngữ bất thường trong bài thơ:

- khúc nhạc thơm

- say người

- hương thấm tận xương tủy

- ngừng thở để cảm nhận hương hoa

- giọng suối, lời chim

- uống thơ tan trong khúc nhạc

- ngừng hơi nghe tiếng trái tim

- lá run sau trận gió im lìm 

-… 

 

Câu 6: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn. 

Lời giải chi tiết:

Thơ chính là cái nôi để con người bày tỏ cảm xúc, thể hiện những khám phá của con người về thế giới nội tâm của chính mình. Xuân Diệu chính là một nhà thơ chân chính. Ông đã mang cái phát hiện mới lạ về sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh vào tác phẩm “Huyền diệu” của mình. Không phải ông là người nghĩ ra nó đầu tiên mà là văn hào người Pháp Bô-đơ-le là người đầu tiên phát hiện ra sự hòa hợp đến lạ thường đó. Việc ông đặt câu đề từ bằng thơ của Bô-đơ-le đã thể hiện một sự tôn trọng và gợi mở về chủ đề phía sau, khơi gợi sự tò mò nơi người đọc. Thế giới nội tâm của tác giả được thể hiện qua bài thơ khá đặc sắc khi ông có những sự kết hợp rất táo bạo và đôi khi là vô lý. Khúc nhạc gắn với hương thơm, mùi hương thấm tận vào xương tủy, rồi ngừng thở để cảm nhận hương hoa phảng phất đâu đây… Tất cả đều nghe có vẻ rất phi lý nhưng qua lời văn của tác giả, nó lại trở lên có lý và hòa hợp tuyệt vời. Mọi thứ dường như hòa quyện với nhau bằng một sợi dây nối lạ thường, mang theo một tâm hồn của một con người đa sầu đa cảm về cuộc đời. Đó chính là những cảm nhận tinh tế, sâu sắc xuất phát từ đáy lòng của tác giả. Chính bản thân ông đã khẳng định thơ là phải sáng tạo, tìm tòi và đưa ra những phát hiện mới mẻ, đó mới là nghệ thuật chân chính của thơ ca.

3.2. Viết

Câu hỏi: Chọn một trong các đề sau:

Đề 1. Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo.

Đề 2. Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.

Đề 3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

Đề 4. Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu.

Lời giải chi tiết:

Đề 3. Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

Trong xã hội hiện nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, những vấn đề về đạo đức của con người lại càng khiến chúng ta thấy lo ngại. Đó là trường hợp của một bộ phận người trong xã hội hiện nay, khi họ ngày càng bị ăn mòn về đạo đức và trở lên vô cảm trước hoàn cảnh của người khác. 

Vô cảm đang trở thành một căn bệnh ngày càng nóng bỏng, mà nhiều người dường như không nhân ra điều đó. Vậy vô cảm là gì?

Vô cảm là một căn bệnh về tâm hồn, khi mà con người trở lên lạnh lùng, ích kỷ, thờ ơ với mọi thứ và mọi người xung quanh. Ngay cả khi đối mặt với một hoàn cảnh tồi tệ, bất hạnh, họ vẫn làm ngơ như không phải chuyện của mình. Họ dần mất đi những cảm xúc vốn có của một con người đó là sự thương cảm, tình thương, lòng vị tha… mà thay vào đó là một sự lạnh lùng, ích kỷ với mọi người. Đối với họ, bản thân mình là quan trọng và chẳng cần phải quan tâm đến những thứ khác. 

Đó là câu chuyện của một cô gái 20 tuổi, sinh con ngoài ý muốn. Cô đã không ngần ngại bỏ đứa con mới sinh vào túi ni lông và ném từ tầng 31 xuống. Rốt cuộc tình mẫu tử nằm ở đâu, tình thương người ở nơi nào? Hành động của người phụ nữ xuất phát từ sự vô cảm trong cô ấy, có thể do hoàn cảnh không cho phép nhưng hành động của cô thực sự quá độc ác và tàn nhẫn khi tự tay giết đi đứa con của mình. Đó chính là hành động của một con người vô cảm. Họ không thấy đau đớn, mảy may hối hận về hành động man rợ của mình, đó là sự chai ỳ về cảm xúc. Hay đơn giản, sự thờ ơ của bạn khi gặp một bà cụ khó qua đường, một đứa trẻ bị ngã… cũng được coi là mầm mống của bệnh vô cảm. Từ những hành động nhỏ như vậy, nó sẽ dần phát triển lớn và biến thành sự vô cảm. 

Thực tế, sự vô cảm trong cuộc sống đã có từ lâu và ngày nay dường như nó ngày càng phổ biến. Có lẽ sự bận rộn của cuộc sống, những nỗi lo lắng về cơm áo, gạo tiền đã khiến con người quên đi nuôi dưỡng tâm hồn mình và dần dần hình thành lối sống vô cảm. Hơn nữa, sự tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh, phim bạo lực cũng có thể là một nguyên nhân. Sự thiếu vắng tình thương của cha mẹ, người thân cũng là một trong những mầm mống của bệnh vô cảm trong trẻ nhỏ. Bởi vậy, những bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý.

Sự vô cảm thường sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Như ví dụ ở trên, đó là sự băng hoại về đạo đức, con người thậm chí có thể giết cả con của mình mà không mảy may hối hận. Xã hội sẽ trở nên thế nào khi toàn những người vô cảm? Con người sẽ luôn phải sống trong lo sợ, phòng ngừa nhau mà dần quên đi những thứ khác trong cuộc sống. Một tập thể vô cảm thì sẽ không thể phát triển và làm việc sẽ không hiệu quả. 

Vì vậy, bên cạnh việc phê phán căn bệnh này, chúng ta cần phải có những biện pháp thiết thực để chống lại căn bệnh quái ác này. Mỗi người chúng ta cần tu dưỡng bản thân một cách lành mạnh. Luôn quan tâm, giúp đỡ người khác. Sống chân thật, không vụ lợi, giả dối và đặc biệt cần phải luôn bồi dưỡng tình cảm, làm giàu tâm hồn mình để cuộc sống trở nên càng tươi đẹp và ý nghĩa hơn. Cuộc đời là vừa đủ, không ngắn, không dài vì vậy hãy sống là chính mình, yêu thương và giúp đỡ nhiều người hơn để cuộc sống của chúng ta trở lên ngày càng ý nghĩa hơn.

3.3. Nói và nghe

Câu hỏi: Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

Nội dung 1. Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ quan tâm tìm đọc.

Nội dung 2. Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.

Nội dung 3. Thảo luận về cách thực hành “lối sống xanh".

Lời giải chi tiết:

a) Mở đầu: Giới thiệu vấn đề bàn luận “lối sống xanh”.

b) Nội dung

* Luận điểm 1: Lối sống xanh là gì?

- Lối sống xanh là lối sống mà đang được giới trẻ quan tâm và đón nhận ngày một nhiều.

- Đó là lối sống lành mạnh, giúp con người có cơ hội cải thiện môi trường sống tự nhiên, môi trường xung quanh chúng ta ngày một xanh, sạch, đẹp. 

- Phải, môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm một cách nặng nề và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đời sống và sinh hoạt của con người.

- Và trước nỗi đau đó của tự nhiên, chúng ta rất cần đến một lối sống xanh lành mạnh, góp phần cải thiện môi trường ngày càng trong sạch hơn. 

* Luận điểm 2: Làm thế nào để thực hành lối sống xanh?

- Đầu tiên, bạn chỉ cần thay đổi thói quen sử dụng các loại sản phẩm gây ô nhiễm môi trường, đó cũng có thể coi rằng bạn đang thực hành lối sống xanh. Thay vì sử dụng túi ni lông khi mua sắm, hãy thay bằng túi giấy hoặc túi vải sử dụng nhiều lần, như vậy là bạn đã và đang góp phần vào bảo vệ môi trường rồi đó. 

- Trái Đất đang ngày càng ô nhiễm, và con người đều cần phải hành động nhiều hơn. Chúng ta nên phân loại rác, tái chế rác khi có thể để góp phần làm giảm thiểu rác thải thải ra môi trường.

- Các doanh nghiệp, công ty cũng cần phải xây dựng được hệ thống lọc không khí và lọc nước thải trước khi xả thải ra môi trường để tránh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái hiện nay. 

- Hãy tiết kiệm nước, thay đổi phương tiện di chuyển, phân loại rác thải, tiết kiệm năng lượng, sống xanh với thực phẩm, trồng nhiều cây xanh, chế tạo phân bón hữu cơ cho cây xanh… Đó đều là những biện pháp thiết thực mà bạn và tôi đều có thể làm được khi thực hành lối sống xanh. 

* Luận điểm 3: Lợi ích của “lối sống xanh”.

- Lợi ích đầu tiên ta phải kể đến đó là lối sống xanh sẽ góp phần làm giảm áp lực lên môi trường, nhằm cải tạo môi trường ngày càng trở lên trong sạch và xanh hơn.

- Con người khi thực hành lối sống xanh cũng sẽ giúp cho bản thân rèn được tính kỷ luật, tính trách nhiệm với môi trường sống của mình. 

- Sức khỏe của con người cũng sẽ được đảm hơn khi thực hành lối sống xanh bởi sự cải thiện môi trường sống xung quanh. 

* Luận điểm 4: Phản đề

- Dù vậy, để thực hành được lối sống xanh, nhiều vấn đề vẫn xảy ra khiến nhiều người chùn bước trước việc thực hành lối sống này. 

- Trước hết là vấn đề tiền bạc, bởi những thứ thân thiện với môi trường, giá thành thường sẽ đắt hơn so với những sản phẩm khác nên việc chi trả cho lối sống xanh cũng sẽ cao hơn. 

- Đôi khi nó cũng đem đến cho bạn một vài sự bất tiện như đi đâu bạn cũng phải mang túi xách, một chai nước nhỏ, hộp cơm… Túi ni lông là quá tiện lợi và để thay thế nó hoàn toàn thì là một điều khó khăn.

- Và đôi khi, bạn sẽ cảm thấy mình như đang lội ngược dòng bởi những người khác đều đang thấy cuộc sống quá tiện nghi và họ cho rằng hành động của bạn là đang đi ngược lại với sự tiện nghi đó và thậm chí là tự làm khổ mình. 

c) Kết luận

- Dù bất cứ lý do gì, lối sống xanh vẫn là một lối sống tốt đẹp mà tất cả mọi người đều đang hướng đến và chúng ta cũng không ngoại lệ

- Là một học sinh, chúng ta cần phải biết thực hành lối sống xanh cho chính bản thân mình, tuyên truyền, kêu gọi gia đình, người thân hãy cùng thực hành lối sống xanh; tích cực tham gia vào các hoạt động khác liên quan đến môi trường của địa phương, trường, lớp tổ chức. Hãy trở thành một công dân xanh và đóng góp sức lực của mình vào vấn đề môi trường.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Học kì 1 - Ngữ văn 11 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF