OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Ngữ cảnh - Ngữ văn 11

Banner-Video

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm được một số kiến thức trọng tâm của bài giảng Ngữ cảnh và có thêm những gợi ý cho các câu trả lời ở phần luyện tập trong SGK. Chúc các em có thêm một bài soạn hay và có ích. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ngữ cảnh tóm tắt.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói
  • Ngữ cảnh bao gồm:
    • Nhân vật giao tiếp
    • Bối cảnh rộng và hẹp
    • Hiện thực được đề cập đến
    • Văn cảnh
  • Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.

2. Soạn bài Ngữ cảnh chương trình chuẩn

Bài tập 1: SGK trang 106

  • Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau: 

Ngữ liệu SGK

  • Hai câu văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệch quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

Bài tập 2: Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương - Tự tình - bài II)

  • Hai câu thơ đề bài Tự Tình II của Hồ Xuân Hương có hiện thực được nói tới là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.

Bài tập 3: Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lí giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương Vợ của Tú Xương.

  • Ngữ cảnh sáng tác: bà Tú phải "Nuôi đủ năm con với một chồng" nên chọn thành ngữ "một duyên hai nợ" là hợp lí. Cho nên những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho sáu câu thơ đầu trong bài thơ Thương vợ.

Bài tập 4: Đọc những câu thơ sau trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào trong ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu đó.

Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

  • Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ trong bài Vịnh khoa thi Hương (Tú Xương): Sự kiện năm Đinh Dậu, thực dân Pháp mở khoa thi chung ở Nam Định. Trong kì thi đó có toàn quyền Pháp ở Đông Dương và vợ đến dự.

Bài tập 5: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau, gặp một người hỏi: "Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?". Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? Nó nhằm mục đích gì?

  • Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Câu hỏi đó người hỏi muốn biết về thời gian
  • Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ngữ cảnh để nắm vững hơn các kiến thức cần thiết cho bài học.

3. Soạn bài Ngữ cảnh chương trình nâng cao

Câu 1: Hãy chỉ ra những yếu tố làm nên ngữ cảnh của cuộc giao tiếp giữa các nhân vật trong đoạn trích Đổng mẫu (tuồng Sơn Hậu)

  • Cuộc giao tiếp diễn ra khi Đổng Mẫu bị quân họ Tạ bắt về để uy hiếp Kim Lân.
  • Cuộc giao tiếp gồm Đổng Mẫu, Kim Lân và Ôn Đình (quân phản nghịch)
  • Bối cảnh xã hội: Quân phải nghịch Tạ Thiên Lăng làm phản, lật triều Tề để lập nên triều đại riêng.

Câu 2: Nhà văn giao tiếp với người đọc qua tác phẩm của mình. Hãy chỉ ra những nhân tố thuộc về ngữ cảnh của cuộc giao tiếp này và cho biết ngữ cảnh của cuộc giao tiếp "nhà văn - độc giả" có gì khác so với ngữ cảnh của những cuộc giao tiếp thường ngày.

  • Những nhân tố thuộc về ngữ cảnh của cuộc giao tiếp với người đọc qua tác phẩm của nhà văn: Tác giả, tác phẩm, bạn đọc, thời đại.
  • Ngữ cảnh của cuộc giao tiếp "nhà văn - độc giả" khác so với ngữ cảnh của những cuộc giao tiếp thường ngày ở chỗ: cuộc giao tiếp này được thể hiện từ điểm nhìn của nhà văn được trình bày trong tác phẩm trông qua ngôn từ, chữ viết. Qua tác phẩm, người đọc sẽ mã hóa những kiến thức ấy và đối thoại lại với nhà văn.

Câu 3: Tại sao khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể (ví dụ: bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm,...), người ta thường tìm hiểu tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?

  • Khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, người ta thường tìm hiểu tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời vì những điều này chi phối mạnh mẽ đến nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

Câu 4: Đọc đoạn trích Cha tôi (Đặng Huy Trứ) và cho biết tại sao trong lời nói của các nhân vật có lúc dùng các từ ngữ trang trọng như "tiên sinh", "thân phụ", "thiên tử", "vị tân khoa", "bậc đỗ đại khoa", lại cũng có lúc dùng những từ ngữ thân mật như "con tôi", "hắn", "nhà ta",....

  • Việc các nhân vật có lúc dùng các từ ngữ trang trọng như "tiên sinh", "thân phụ", "thiên tử", "vị tân khoa", "bậc đỗ đại khoa", lại cũng có lúc dùng những từ ngữ thân mật như "con tôi", "hắn", "nhà ta",....vì nó phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp: với người thân trong gia đình thì từ ngữ được dùng theo kiểu thân mật, còn với những mối quan hệ khác các từ ngữ được dùng trân trọng và giữ khoảng cách khi trò chuyện hơn.

4. Hỏi đáp về bài Ngữ cảnh

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF