OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Lai tân của Hồ Chí Minh - Ngữ văn 11

Banner-Video

Bài soạn Lai Tân sẽ giúp các em có thêm những gợi ý hay cho câu trả lời trong SGK. Mong rằng bài soạn sẽ đem đến cho các em những kiên thứ hay và thú vị, chúc các em có thêm một bài bổ ích và ý nghĩa.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Bài thơ có giá trị hiện thực lớn.
  • Tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch và thái độ bất bình của nhà thơ HCM.
  • Nghệ thuật châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thuý, thể hiện rõ phong cách châm biếm của HCM.

2. Soạn bài Lai tân chương trình chuẩn

Câu 1: Trong ba câu thơ đầu, bộ máy quan lại Lai Tân được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật không?

  • Trong ba câu thơ đầu, bộ máy quan lại Lai Tân được miêu tả:
    • Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc, đánh bạc là phạm pháp. Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng ban trưởng nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết.
    • Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.
    • Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2
  • Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng không làm đúng chức năng của những người đại diện cho pháp luật. Điều đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.

Câu 2: Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối. (Chú ý: Ba chữ vẫn thái bình có ý nghĩa gì?)

  • Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối: "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". 
    • Hàm ý mỉa mai: Sự thối nát kie cương, nề nếp, quả là đến cùng cực. Câu thơ cuối đã cho thấy thái độ châm biếm sâu cay khi mà tác giả đã vạch trần bộ mặt của chính quyền Tưởng giới thạch và bọn quan lại với cờ bạc, thuốc phiện....bằng những câu thơ tưởng chừng như tả rất chân thực để rồi châm biếm sâu cay khi ngụ ý rằng "Trời đất lai tân vẫn thái bình", phải chăng những tệ nạn ấy, những cảnh tượng ấy đã thành lệ, đối với xã hội bây giờ là chuyện hằng ngày, là bình thường. Câu thơ buông xuống mỉa mai một cách chua cay và xót xa biết bao.

Câu 3: Nhận xét về kết cấu và bút pháp của nhà thơ

  • Nhận xét về kết cấu và bút pháp:
    • Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Như trên đã nói, ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tủy của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.
    • Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

Các em có thể tham khảo thêm bài soạn Lai Tân để nắm vững hơn những kiến thức cần thiết của bài học.

3. Soạn bài Lai tân chương trình Nâng cao

Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về kết cấu của bài thơ? (Chú ý: Ba câu đầu và câu cuối có chức năng diễn đạt khác nhau như thế nào? Chúng có quan hệ với nhau ra sao xét về phương diện kết cấu của bài thơ?).

Gợi ý: 

  • Về chức năng diễn đạt, ba câu đầu là ba câu tự sự, kể việc: ban trưởng ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng thì bóc lột phạm nhân, còn huyện trưởng thì chong đèn hút thuốc phiện. Câu kết lại là một câu trữ tình, phát biểu một nhận xét, thể hiện một thái độ đánh giá. Như thế là bài thơ gồm hai phần, quan hệ rất chặt chẽ: ba câu đầu thuật kể một hiện tượng; câu kết nhận xét hiện tượng ấy.

Câu 2: Bộ máy quản lí nhà tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân được miêu tả như thế nào qua ba câu đầu của bài thơ?

Gợi ý:

  • Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc
  • Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.
  • Huyện trưởng chong đèn làm công việc.

⇒ Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2

Câu 3: Câu kết "Trời Lai Tân vẫn thái bình" có mâu thuẫn gì với nội dung ba câu đầu của bài thơ? Hiệu quả châm biếm của bài thơ như thế nào khi tác giả hạ mấy chữ "y cựu thái bình thiên" ("vẫn thái bình")?

Gợi ý: 

  • Câu kết bài thơ tạo một bất ngờ. Đọc hết ba câu đầu, người ta chờ đợi một lời lên án tính chất thối nát của bọn quan lại ở nhà tù Lai Tân. Nhưng câu kết lại không làm như vậy, mà lại phát biểu một nhận xét dường như là không ăn nhập gì với ba câu trên: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Chẳng có gì là rối loạn, là bất thường cả. Nhưng đó lại là một đòn đả kích rất mạnh, đánh vào bản chất của bộ máy quan lại ở Lai Tân: sự thối nát kia là hiện tượng thường xuyên, phổ biến, lúc nào cũng vậy, chứ không phải chuyện xảy ra bất thường, đột xuất, cá biệt, vì đây là thời “thái bình thịnh trị” chứ không phải thời loạn ở Lai Tân.

Câu 4: Hãy nêu nhận xét về giọng điệu của bài thơ được tạo nên bởi câu kết?

Gợi ý: 

  • Bài thơ châm biếm mà giọng thơ bình thản tưởng như chẳng hề châm biếm đả kích ai cả. Tác giả hìrih như thấy gì kể vậy thế thôi. Ban trưởng cứ đánh bạc, cảnh trưởng cứ đục khoét, huyện trưởng cứ hút thuốc phiện. Ngày nào, đêm nào cũng thế, y như một bộ máy hành chính có phân công phân nhiệm đâu ra đấy, cứ thế quay đều, quay đều hết sức bình thường và ổn định. Bởi vì “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” kia mà, có gì lộn xộn hay rối loạn đâu! Thối nát mà trở thành bình thường, thậm chí thành kỉ cương, nền nếp thì quả là sự thối nát đến cùng cực. Hoài Thanh nói: “Lời châm biếm của Bác thường vẫn rất nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa lại rất sâu” là như vậy.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Lai tân

“Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được kết hợp từ hai yếu tố trữ tình và hiện thực, “Lai Tân” là một trong những bài thơ thể hiện rõ những yếu tố đó. Đây là một thành công của Bác trong việc kết hợp bút pháp tả thực và trào phúng để vẽ nên bức tranh thời sự về chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch. Để nắm vững kiến thức cũng như phân tích đúng hướng về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài thơ Lai tân

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF