OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 - Ngữ văn 11

Banner-Video

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm các kiến thức cơ bản của bài học Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945, trước khi đến lớp. Mong rằng bài soạn sẽ đem đến cho các em những kiến thức bổ ích và sẽ là gợi ý tốt cho quá trình chuẩn bị bài của các em.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Về nội dung

  • Ba đặc trưng cơ bản của giai đoạn văn hoc này:
  • Đổi mới theo hướng hiện đại hóa
  • Hình thành hai bộ phận với nhiều xu hướng văn học
  • Phát triển hết sức nhanh chóng
  • Thành tựu chủ yếu của giai đoạn văn học thời kì này là kế thừa và phát huy những truyền thống lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: Tinh thần dân chủ

1.2. Về nghệ thuật

  • Văn học thời kì này đạt được những thành tựu hết sức to lớn, gắn liền với kết quả cách tân về thể loại và ngôn ngữ. 

2. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 chương trình chuẩn

Câu 1: Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

a) Anh (chị) hiểu như thế nào về khái niệm "hiện đại hóa" được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

  • Khái niệm "hiện đại hóa văn học" là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.
  • Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa :
    • Xã hội thực dân nửa phong kiến, cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc : xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới.
    • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (Pháp).
    • Lực lượng sáng tác chủ yếu : Tầng lớp trí thức Tây học ( tiếp cận với nền văn học Pháp).
    • Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ nôm trong nhiều lĩnh vực.
    • Nghề in, xuất bản, báo chí, dịch thuật ra đời và phát triển khá mạnh.
    • Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình văn học.
  • Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn.
    • Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến năm 1920) đây là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa văn học.
    • Giai đoạn thứ hai (khoảng từ 1920 đến 1930) là giai đoạn giao thời, hoàn tất các điều kiện để văn học phát triển vượt bậc ở giai đoạn thứ ba.
    • Giai đoạn thứ ba (từ khoảng năm 1930 đến năm 1945) là giai đoạn phát triển rực rỡ, có sự cách tân sâu sắc ở nhiều thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt nhiều thành tựu.

b) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai (về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác và tính chất)?

  • Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp:
    • Văn học giai đoạn này được hình thành theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
    • Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: Văn học công khai và văn học không công khai
  • Điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai
    • Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Do khác nhau về đặc điểm nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mĩ, nên văn học công khai lại phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.
    • Bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng sáng tác trong tù.

c) Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy.

  • Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một nhịp độ hết sức nhanh chóng, vì:
    • Sự thúc bách của yêu cầu thời đại
    • Sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc
    • Sự trỗi dậy của cái tôi cá nhân
    • Văn học trở thành một thứ hàng hóa, viết văn trở thành một nghề để kiếm sống.

Câu 2: Về thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

a) Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có đóng góp gì mới cho truyền thống ấy.

  • Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là:
    • Kế thừa và phát triển hai truyền thống lớn của dân tộc: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. Đóng góp nổi bật là tinh thần dân chủ. 
  • Văn học thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 tiếp tục phát huy truyền thống ấy trên tinh thần dân chủ
    • Yêu nước gắn với yêu dân và lí tưởng xã hội chủ nghĩa.
    • Tinh thần quốc tế vô sản.
    • Quan tâm đến những con người bình thường, nhỏ bé trong xã hội, nhất là những tầng lớp nhân dân khốn khổ, lầm than.
    • Đề cao yếu tố cá nhân thể hiện khát vọng mãnh liệt về phẩm giá, tài năng, vẻ đẹp.

b) Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945: kịch nói, bút kí, phóng sự, tiểu thuyết, phê bình văn học...

  • Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra:
  • Tiểu thuyết:
    • Người đầu tiên có công trong việc hiện đại hóa tiểu thuyết là Hồ Biểu Chánh. Tuy nhiên hạn chế của ông là còn mang nặng lối viết xưa cũ.
    • Tác giả Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm đã chú ý đến diễn biến tâm lí nhân vật nhưng vẫn còn ảnh hưởng của cách viết cũ.
    • Tiết thuyết của nhóm Tự lực văn đoàn thực sự là cuộc cách mạng trong tiểu thuyết, tuy nhiên hạn chế của họ là rơi vào sáo mòn, xa rời cuộc sống con người.
    • Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công đưa tiểu thuyết xích lại gần với cuộc sống nhân dân hơn. Tiểu thuyết được nâng lên ở trình độ cao hơn với các tác giả xuất sắc như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố…
  • Thơ:
    • Thơ ca gắn liền với tên tuổi của Tản Đà, ông là người đầu tiên phá vỡ cách viết chịu ảnh hưởng của lối Đường luật.
    • Thời kì Thơ mới là đỉnh cao của sự phát triển thơ Việt Nam.
    • Thơ ca cách mạng cũng có nhiều thành tưu đáng kể, nhất là thơ ca được sáng tác trong tù trong Như kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Để chuẩn bị bài tốt hơn trước khi đến lớp, các em có thể than khảo thêm bài giảng 

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.

3. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 chương trình Nâng cao

Câu 1: Đọc kĩ và lập dàn ý của bài học

  • Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
    • Nền văn học được hiện đại hóa
      • Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến khoảng năm 1920)
      • Giai đoạn thứ hai (khoảng từ nưm 1920 đến năm 1930)
      • Giai đoạn thứ ba (từ khoảng năm 1930 đến năm 1945)
    • Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ
    • Sự phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học
      • Bộ phận văn học phát triển hợp pháp
      • Bộ phận văn học phát triển bất hợp pháp
  • Thành tựu văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
    • Về nội dung, tư tưởng
    • Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học
      • Về các thể loại văn xuôi thì phát triển mạnh nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn

Câu 2: Về đặc điểm cơ bản của thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:

a. Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm "văn học hiện đại" được dùng trong bài học? Vì sao từ đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam mới thực sự bước vào quá trình hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam diễn ra như thế nào từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945?

  • Khái niệm "văn học hiện đại" được hiểu theo nghĩa: văn học thời kì này thoát ra khỏi thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây. 
  • Từ đầu thế kỉ XX, nền văn học Việt Nam mới thực sự bước vào quá trình hiện đại hóa vì 
    • ​Có sự cách tân ở nhiểu thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, phóng sự, phê bình ra đời và đạt được nhiểu thành tựu.
    • Về thơ có phong trào thơ Mới.
    • Tiểu thuyết có nhóm Tự lực văn đoàn.
    • Truyện ngắn có Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,...
    • Phóng sự có Tam Lang, Vũ Trọng Phụng,...
    • Bút kí, tùy bút có Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,...  
  • ​Quá trình hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 diễn ra qua ba giai đoạn
    • Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến khoảng năm 1920) có thể xem là giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho công cuộc hiện đại hóa.
    • Giai đoạn thứ hai  (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930): quá trình hiện đại hóa của văn học đã đạt được một số thành tựu vang dội. Tuy nhiên, những yếu tố của văn học cổ vẫn còn tồn tại phổ biến ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức. Vì thế người ta gọi giai đoạn thứ hai này là giai đoạn quá độ (còn gọi là giai đoạn giao thời).
    • Giai đoạn thứ ba (từ khoảng 1930 đến 1945): công cuộc hiện đại hóa được nâng lên một chất lượng mới với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. Hai thể loại mới là phóng sự và phê bình văn học cũng chính thức ra đời với nhiều cây bút tài năng.

b. Anh (chị) hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945?

  • Nguyên nhân của nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
    • ​Sự thúc bách của yêu cầu thời đại.

    • Từ năm 1930-1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã truyền thêm sức mạnh cho tiếng nói và văn chương của dân tộc. 

    • Những cuộc cách tân văn học sâu sắc đã mở đường cho nhiều tài năng.

    • Do bản chất xã hội, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, tầng lớp tri thức đã thức tỉnh về ý thức cá nhân, tinh thần yêu nước đã có mong muốn được hoạt động văn hóa, văn học.

    • Văn chương thời kì 1900-1945 đã trở thành một thứ hàng hóa và viết văn đã trở tành một nghề kiếm sống. Đó là những nhân tố có tác dụng kích thích người viết văn, làm bào.

c. Vì sao văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có sự phân hóa phức tạp? Phân hóa như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp là gì? (về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất, vị trí, đóng góp đối với lịch sử văn học dân tộc về tư tưởng và nghệ thuật).

  • Văn học Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có sự phân hóa phức tạp vì:
    • ​Sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ
  • ​Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học hợp pháp và bất hợp pháp là:
    • B​ộ phận văn học hợp pháp:
      • Bộ phận này gồm những sáng tác được đăng tải và xuất bản công khai không bị thực dân Pháp cấm đoán.
      • Tuy có tính dân tộc và chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh, tiến bộ như nó không có được ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân.
      • Có điều kiện đầu tư vào nghệ thuật.
      • Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái tôi trữ tình trần đầy cảm xúc,...
      • Xu hướng hiện thực chủ nghĩa chú trọng diễn tả, phân tích, lí giải một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan hóa của hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình. 
    • ​​B​ộ phận văn học bất hợp pháp:
      • ​Là sản phẩm của những nhà văn - chiến sĩ.
      • Những người cầm bút này coi thơ văn trước hết là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên truyền vẫn động cách mạng.
      • Hình tượng của bộ phận văn học này là người chiến sĩ.
      • Bộ phận vă học này không có điều kiện gọt giũa nhiều về nghệ thuật.

Câu 3: Về thành tựu của thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945:

a. Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là gì? Văn học thời kì từ đầu thế kí XX đến năm 1945 có đóng góp gì mới đối với những truyền thống ấy? Thử nêu một dẫn chứng cụ thể ở những tác phẩm đã học ở Trung học cơ sở.

  • Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là
    • ​Lòng yêu nước
    • Chủ nghĩa nhân đạo
    • Chủ nghĩa anh hùng
  • Văn học thời kì từ đầu thế kí XX đến năm 1945 có đóng góp mới đối với những truyền thống ấy
    • ​Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 vẫn tiếp tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc, đồng thời đem đến cho những truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ.

b. Các thể loại văn học mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 là gì? Sự cách tân, hiện đại hóa của các thể loại thơ, tiểu thuyết diễn ra như thế nào?

  • Các thể loại văn học mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 là:
    • Tiểu thuyết
    • Truyện ngắn
    • Phóng sự
    • Bút kí, tùy bút
    • Kịch nói
    • Thơ ca
  • Sự cách tân, hiện đại hóa của các thể loại thơ, tiểu thuyết diễn được phát triển từ
    • Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ ra đời đến những năm 30 được đẩy lên một bước mới.
    • Thơ ca: mỗi bước đi của thơ trên đường hiện đại hóa đều để lại những tên tuổi lớn với những thành tựu lớn.

Câu 4: Văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có vị trí quan trọng như thế nào trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam?

  • Thời kì văn học từ dầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có một vị trí hết sứ quan trọng xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam. Nó đã thừa kế tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc, khép lại sau lưng mình cả mười thế kỉ văn học để mở ra phía trước, một thời kì mới với những thành tựu và kinh nghiệm sẽ còn ảnh hưởng lau dài trong tương lai. 

4. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời?

Gợi ý trả lời:

Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

  • Có thể gọi văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ XX (từ 1900 đến 1930) là văn học giai đoạn giao thời vì:
    • Ở giai đoạn này có những bước chuyển tiếp khá "hiện đại", nhưng vẫn còn tồn đọng những đặc điểm của văn học trung đại. Văn học giai đoạn này mang dáng dấp của những sự cách tân, nhưng vẫn chưa thoát khỏi hẳn thi pháp văn học trung đại. 
      • Những sáng tác của Hồ Biểu Chánh: vẫn còn kết cấu chương hồi quen thuộc, ngôn ngữ, kết cấu,... của văn học Trung Đại.
      • Tản Đà được xem là cầu nối giao thời hai nền văn học → Sáng tác của ông vừa có những thi liệu, thi tứ, hình thức của thơ trung đại, vừa mang những hơi thở đầu tiên của văn học hiện đại.

5. Hỏi đáp về văn bản Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF