OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945 - Ngữ văn 11


Bài học sẽ giúp các em nắm được được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hóa Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám năm 1945. Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả và tác phẩm cụ thể.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng tám năm 1945

a. Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá

  • Tiền đề
    • Pháp xâm lược, khai thác thuộc địa,... cho nên cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc.
    • Văn hoá Việt Nam  tiếp xúc với văn hoá Phương Tây (Pháp).
    • Báo chí và nghề xuất bản phát triển mạnh; chữ Quốc ngữ dần dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học, đóng vai trò trung tâm trong đời sống văn hoá thời kì này.
  • Khái niệm hiện đại hoá: Là quá trình làm cho văn học Việt Nam thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học Trung Đại và đổi mới theo hình thức văn học Phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.
  • Quá trình hiện đại hoá
    • Giai đoạn 1 (1900-1920)
      • Chữ quốc ngữ phát triển
      • Đội ngũ sáng tác là các nhà văn Hán học cấp tiến đảm nhiệm trước nhu cầu xã hội .
      • Sáng tác: văn xuôi, báo chí, dịch thuật.
      • ⇒ Các tác phẩm văn học giai đoạn này còn mang dấu ấn của thời đại cũ và có những nét mới (có cả Phương Đông lẫn Phương tây)
    • Giai đoạn 2:(1920-1930)
      • Sáng tác: Tầng lớp trí thức Tây học đảm nhiệm.
      • Thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ,... với đường lối tư tưởng cách tân theo phương Tây. Nổi bật nhất là thơ (đề cao cái Tôi). Ngoài ra còn có các thể loại khác như: bút ký, kịch thơ.
      • ⇒ Đây là giai đoạn văn học có nhiều chuyển biến tích cực báo hiệu một cuộc cách mạng mới trong văn học.
    • Giai đoạn 3 (1930-1945)
      • Hoàn tất quá trình hiện đại hoá với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
      • Là giai đoạn bùng nổ các trào lưu văn học 

b. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng vừa đấu tranh với nhau vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển

  • Bộ phận văn học công khai
  • Bộ phận văn học không công khai
    • Có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng trong tù. Tiêu biểu: Phan Bội Châu, Tố Hữu, Hồ Chí Minh.
    • Đánh thẳng vào bọn thống trị thực dân cùng bè lũ tay sai, nói lên khát vọng độc lập, đấu tranh để giải phóng dân tộc, thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn và niềm tin không gì lay chuyển nổi vào tương lai tất thắng của cách mạng.

c. Văn học phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng

  • Từ năm 1900 - 1945, đặc biệt là từ 1930 - 1945, các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động phát triển với một tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ: số lượng tác giả, tác phẩm; sự hình thành và đổi mới các thể loại văn học và độ kết tinh ở những tác giả, tác phẩm tiêu biểu.
  • Nguyên nhân: do sự thúc bách của yêu cầu thời đại, sự vận động tự thân của nền văn học, sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân, viết văn trở thành một nghề kiếm sống.

1.2. Thành tựu chủ yếu của VHVN từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng tám năm 1945

a. Về nội dung tư tưởng: Kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của văn học dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo đồng thời đem đến cho văn học thời kỳ này một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ

  • Chủ nghĩa yêu nước: yêu nước không còn gắn với tư tưởng trung quân mà gắn liền với yêu nhân dân, với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản.
  • Chủ nghĩa nhân đạo dựa trên tinh thần dân chủ: quan tâm đến những con người bình thường trong xã hội, nhất là tầng lớp nhân dân cực khổ lầm than.

b. Thành tựu văn học thời kỳ này gắn với những kết quả của cuộc cách tân văn học trên cả thể loại và ngôn ngữ

  • Tiểu thuyết
    • Phát triển song song với sự phát triển của chữ Quốc ngữ.
    • Cách tân so với tiểu thuyết chương hồi.
    • Bắt đầu diễn tả được tâm lý...
      • Ở Tự lực văn đoàn: Tính cách nhân vật phát triển, thời gian không gian được khai thác khá triệt để. Mô tả đời sống từ nhiều góc độ.
      • Ở văn xuôi hiện thực phê phán: Truyện ngắn phát triển ở Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao và các nhà văn khác...tất cả làm nên diện mạo lớn của văn học. Ngôn ngữ phong phú, giản dị, trong sáng, khoẻ khoắn, linh hoạt, mang hơi thở cuộc sống.
  • Truyện ngắn
    • Phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, nhất là giai đoạn 1930- 1945: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam....
  • Phóng sự
    • Tam Lang
    • Vũ Trọng Phụng
  • Thơ ca
    • Giai đoạn này đã có những thành tựu to lớn.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

Để nắm được nội dung của bài, mời các em cùng tham khảo bài soạn Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945.

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF