OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Đây mùa thu tới - Xuân Diệu - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều


Mùa thu - mùa của những lá rụng vàng, của cảm xúc dịu dàng và nhẹ nhàng, luôn làm say đắm lòng người. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Đây mùa thu tới - Xuân Diệu thuộc sách Cánh diều do HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được một bức tranh thu với những biến thái tinh vi nhất và những rung cảm sâu xa của lòng người trong thời khắc chuyển mùa. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Xuân Diệu (2/2/1916 - 18/12/1985).

- Quê quán: Can Lộc, Hà Tĩnh.

- Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho.

- Là con người say mê rèn luyện, lao động và sáng tác. Đó là một quyết tâm khắc khổ, là lẽ sống là niềm đam mê trong cuộc đời.

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới. 

- Thơ Xuân Diệu dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với đời.

Nhà thơ Xuân Diệu

Nhà thơ Xuân Diệu (1916 - 1985)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại thơ bảy chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ Đây mùa thu tới được in trong tập Thơ thơ (1933 – 1938), tập thơ đầu tay của tác giả.

c. Bố cục: 

- Phần 1: Khổ thơ thứ nhất: Cảm nhận của nhà thơ khi mùa thu tới.

- Phần 2: Khổ thơ thứ hai:  Khu vườn mùa thu.

- Phần 3: Khổ thơ thứ ba: Cảnh vật mùa thu.

- Phần 4: Khổ thơ cuối: Không gian thu mênh mông, rộng lớn.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Ba khổ thơ đầu

 a. Khổ 1:

- Bức tranh thiên nhiên:

+ Rặng liễu đìu hiu, nhân cách hóa dáng liễu như dáng một nàng thiếu nữ đứng chịu tang → hình ảnh thơ đẹp, buồn.

+ Áo mơ phai dệt lá vàng → sắc màu thanh nhẹ, tươi sáng

- Nhịp thơ: 4/3, điệp khúc “mùa thu tới”, đại từ chỉ định “đây”, nghệ thuật vắt dòng “ tới”- “ với”  → tiếng reo vui ngỡ ngàng, tiếc nuối của thi nhân.

=> Nhận xét: Xuân Diệu đã sáng tạo nên một hình ảnh đẹp và buồn về liễu. Cây liễu buổi đầu thu được miêu tả qua một dáng hình lặng lẽ, đau thương, một tâm tình cô đơn, sầu khổ. Cả một trời thu mênh mang "đìu hiu đứng chịu tang" cùng liễu. Cảnh thu đẹp nhưng đượm buồn qua con mắt của thi nhân.

Hình ảnh người thiếu nữ đượm buồn qua con mắt của thi nhân

Hình ảnh người thiếu nữ đượm buồn

b. Khổ 2:

- Cụm từ “hơn một loài hoa" được dùng để chỉ sự tàn phai của hoa lá. Cách nói này giúp chúng ta cảm nhận được ít nhiều những bước chảy trôi của thời gian, của thiên nhiên đất trời.

- Hoa: Rụng cành → cách diễn đạt” hơn một rất mới  →  gợi sự úa tàn, rơi rụng.

- Lá:

+ Sắc đỏ rũa màu xanh → động từ “rũa” thật gợi cảm → gợi sự mài mòn, sự lấn át.

+ Run rẩy, rung rinh → láy phụ âm “r” → gợi cảm giác se lạnh.

- Cành: Đôi nhánh, khô gấy, xương mỏng manh → nghệ thuật tạo hình, hình ảnh nhân hóa → gợi sự hao gầy, mong manh, trơ trọi.

=> Nhận xét: Xuân Diệu  luôn cảm nhận thế giới trong bước đi của thời gian. Không có gì là bền lâu. Tất cả đều biến dịch, trôi chảy.

c. Khổ 3:

- Sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 với khổ 3 được thể hiện như sau:

 - Dấu câu tạo ấn tượng thị giác với độc giả, qua đó giúp người đọc cảm nhận được những tâm tư, tình cảm của tác giả.

=> Nhận xét: Ba khổ thơ đầu bức tranh thu đẹp nhưng đượm buồn.

1.2.2. Khổ thơ cuối

Mây vẩn từng không, chim bay đi.
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

- Mây vẩn, chim bay đi, khí trời u uất hận chia ly , tín hiệu của thơ cổ, đất trời nhuốm màu ảm đạm, thê lương, ly biệt.

- Ít nhiều thiếu nữ buồn, không nói, tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi tâm trạng mơ hồ, suy nghĩ, đợi chờ.

=> Nhận xét: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn, nỗi cô đơn của con người khát khao giao cảm với đời.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ là một bức tranh thu với những biến thái tinh vi nhất, những rung cảm sâu xa của lòng người trong thời khắc chuyển mùa.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Nghệ thuật nhân hóa.

- Cảm nhận tinh tế bằng các giác quan.

- Cách tân trong việc tổ chức lời thơ.

- Xây dựng hình ảnh, lựa chọn ngôn từ và kế thừa truyền thống thơ phương Đông kết hợp nhuần nhị với sự sáng tạo theo kiểu thơ phương Tây.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

 

Lời giải chi tiết:

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Đây mùa thu tới - Xuân Diệu, các em cần nắm:

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ.

- Nêu được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố cấu tứ, ngôn từ; tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người viết.

Soạn bài Đây mùa thu tới - Xuân Diệu - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Tác phẩm Đây mùa thu tới - Xuân Diệu là một bức tranh thu với những biến thái tinh vi nhất, những rung cảm sâu xa của lòng người trong thời khắc chuyển mùa. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Đây mùa thu tới - Xuân Diệu
  • Soạn văn tóm tắt Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

Hỏi đáp bài Đây mùa thu tới - Xuân Diệu - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

Qua tác phẩm Đây mùa thu tới, bức tranh thiên nhiên mùa thu sống động và rộng lớn hiện lên, nhưng khung cảnh có chút gì đó đượm buồn thơ mộng do cảnh vật bị phai nhòa theo sự chảy trôi của thời gian theo cái nhìn của tác giả. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF