OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh - Ngữ văn 11


Bài giảng Bài ca phong cảnh Hương Sơn sẽ đưa các em đến với cảnh sắc Hương Sơn và những suy niệm của tác giả qua bài thơ. Mong rằng bài giảng sẽ đem đến cho các em những kiến thức thú vị.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Chu Mạnh Trinh (1862 -1905), hiệu là Trúc Vân, quê ở tỉnh Hưng Yên.
  • Ông đậu tiến sĩ, và làm quan.
  • Ông còn là một người tài hoa, thạo đủ cầm kì thi họa, giỏi cả nghề kiến trúc, đặc biệt say mê cảnh đẹp.

b. Tác phẩm

  • Hoàn cảnh sáng tác: Hương Sơn là một dãy núi thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây, trên có chùa Hương, còn gọi là động Hương Tích, là một phong cảnh đẹp nổi tiếng gồm nhiều hang động đến chùa cổ. Tác phẩm được viết trong dịp tác giả tham gia trùng tu chùa Thiên Trù trong quần thể di tích này.
  • Thể loại: Hái nói
  • Bố cục:
    • Bốn câu đầu: giới thiệu khái quát cảnh Hương Sơn
    • Mười câu giữa: tả cảnh Hương Sơn
    • Năm câu cuối: suy niệm của tác giả.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Giới thiệu Hương Sơn

  •  Hương sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp → Choáng ngợp, sững sờ khi bao quát vẻ đẹp hùng vĩ của Hương Sơn (biện pháp nghệ thuât: điệp từ )
  • Câu hỏi tu từ bộc lộ sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng - đẹp đến nỗi nhà thơ như không tin vào mắt mình

⇒ Cảnh Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục; núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam; bao trùm lên đó là tình cảm tràn ngập say mê con người.

b. Những chi tiết về cảnh Hương Sơn

  • Cảnh vật:
    • Đảo ngữ + từ láy (thỏ thẻ rừng mai, lững lờ khe Yến)
    • Nhân hóa: chim cùng trái, cá nghe kinh
    • Nghệ thuật: lấy động tả tĩnh (tiếng chày kình)

→ Không gian lắng đọng, thanh tĩnh, sự vật như đang chìm đắm trong thế giới thiên liêng của đạo Phật

  • Con người: như cởi bỏ được phiền lụy của thế gian, tâm hồn trở nên trong sáng, thanh khiết và thánh thiện
  • Vẻ đẹp quân thể Hương Sơn: 
    • Phép liệt kê + điệp từ "này" → phong phú, đa dạng
    • Nghệ thuật đảo ngữ + từ láy hình tượng (long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh): Cảnh vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu, màu sắc đường nét vừa mĩ lệ, vừa huyền ảo, vừa trần, vừa tiên

c. Suy niệm của tác giả

  • Câu hỏi tu từ: giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thế như đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nó, biết trân trọng nâng niu.
  • Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật "lần tràng hạt", " Nam vô Phật", "từ bi", "công đức"
  • Kết cấu mở "càng...càng": dường như tình - cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.

→Thi nhân quên mình là thi sĩ để sống trong giây phút nỗi niềm của Phật tử

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương, đất nước hòa quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước
    • Nghệ thuật

      • Từ ngữ có giá trị tạo hình  cao
      • Giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau
      • Ngữ điệu tự do phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Đề: Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Gợi ý làm bài:

Các em có thể làm theo cách phân tích của riêng mình, dưới đây là một số gợi ý các em cần làm rõ

 

  • Bốn câu thơ đầu
    • Bầu trời cánh Bụt:  bốn từ đã gợi cho người đọc cảm giác đến một nơi thần tiên thoát tục, không gian mênh mông thanh khiết.
    • Hương Sơn đẹp còn bởi khung cảnh hùng vĩ của núi non trùng điệp. Nhịp 2/2 và điệp từ "non non", "nước nước", "mây mây", như bày ra một quần thể núi non sông nước hang động trập trùng, vốn là nét độc đáo của nơi này.
    • Giọng điệu câu thơ thể hiện vẻ ngạc nhiên thích thú, niềm sung sướng thỏa mãn khi được đến một nơi nổi tiếng
    • Câu hỏi và cách nhắc lại lời người xưa để khẳng định một lần nữa vẻ đẹp của Hương Sơn. (Thủ Hương Sơn ao ước bấy lâu nay./“Đệ nhất động” hỏi lờ đây có phải?)

→ Chỉ với bốn câu thơ, tác giả đã mang đến cho người đọc niềm thú vị trước một nơi vừa thanh cao mang màu sắc tôn giáo, vừa là một thắng cảnh đẹp của đất nước. Người ngắm cảnh không chỉ là tín đồ hành hương mà còn là du khách yêu cảnh thiên nhiên, yêu đất nước, một thi nhân dào dạt cảm xúc. Bốn câu thơ đầu giới thiệu về cảnh và người vừa tự nhiên vừa khéo léo.

  • Mười câu giữa
    • Chu Mạnh Trinh cảm nhận cảnh vật ở không khí thanh khiết không nhuốm bụi trần:
      • Tang hải là từ vốn để chỉ sự đổi thay của cuộc đời, hoặc chỉ cõi đời trần tục biến đổi vô thường. Vì thế, nghe tiếng chày kình, khách tang hải giật mình trong giấc mộng có thể hiểu, người khách đến đây, trong không khí thần tiên thoát tục, bỗng thấy tâm hồn được thanh lọc, nhận ra cuộc đời đầy dâu bể đa đoan, nhận ra cuộc đời là một giấc mộng phù du. Cảnh đẹp Hương Sơn, vì thế càng giàu ý nghĩa.
    • Càng vào sâu, càng lên cao khách càng ngạc nhiên trước vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh:
      • Điệp từ "này", cách liệt kê các địa danh giúp người đọc hình dung ngay vẻ đẹp của một quần thể có cao thấp, có suối, chùa, hang, động, có thiên tạo lẫn nhân tạo. Nhà thơ không cần tả nhiều, chỉ tên gọi cũng đã tạo cho người đọc những tưởng tượng, liên tưởng phong phú, gợi cảm.
      • Riêng đối với hang động ở Hương Sơn, nhà thơ không chỉ nêu tên mà dừng lại tả cụ thể, tỉ mỉ trong bốn câu (Nhác trông lên ai khéo họa hình,/Đá ngủ sác long lanh như gấm dệt/Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,/Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây)
      • Đại từ “ai” được dùng ở đây diễn tả sự kinh ngạc trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Theo dân gian, trong hang động có hai ngả, đường lên trời và đường xuống âm phủ. Câu thơ tả thực mà vẫn lãng mạn với màu sắc, đường nét, ánh sáng và cảm giác huyền ảo, bồng bềnh như tiên cảnh. Cách dùng từ láy long lanh, thăm thẳm, gập ghềnh; cách đảo ngữ thăm thẳm một hang, gập ghềnh mấy lối; hình ảnh so sánh lồng bóng nguyệt, uốn thang mây cho thấy tài nghệ điêu luyện của nhà thơ.
  • Năm câu thơ cuối:
    • Chính trong khoảnh khắc ngưỡng mộ bàn tay của tạo hóa, nhà thơ đâ có cảm xúc và suy nghĩ về đất nước (Chừng giang sơn còn đợi ai đây,/Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.)
    • Giang sơn, trước hết là muốn nói đến cảnh Hương Sơn, là thiên nhiên tươi đẹp, sâu xa hơn là nói đến đất nước đang cần đến tấm lòng của con người. Câu thơ bày tỏ tình yêu nước thầm kín của nhà nho Chu Mạnh Trinh.
    • Với hệ thống từ ngữ của đạo Phật, kết thúc bài thơ tác giả đưa ta trở về không khí thần tiên thoát tục của cảnh Hương Sơn, mang lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
    • Câu thơ cuối là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Ở đây ta không chỉ tìm thấy một nhà thơ sống phóng khoáng lãng tử, thoát ly hiện thực mà còn là một kẻ sĩ nặng lòng với đất nước.
ADMICRO

3. Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Bài ca phong cảnh Hương Sơn được Chu Mạnh Trinh làm lúc tham gia trùng tu tôn tạo chùa Thiên Trù (Bếp Trời). Thơ về Hương Sơn rất nhiều nhưng Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) là bài đặc sắc nhất của nhà thơ. Để dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK cũng như nắm được những nội dung cần đạt khi học bài học này, các em có thể tham khảo thêm:

Bài soạn Bài ca phong cảnh Hương Sơn.

4. Hỏi đáp về bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Chu Mạnh Trinh (1862-1905) đậu tiến sĩ, nổi danh tài hoa phong nhà văn chương lỗi lạc, âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều tinh thông. Chu Mạnh Trinh là người vẽ kiểu, trùng tu chùa Thiên Trù ở Hương Sơn. Thi sĩ Xuân Diệu đã xếp Chu Mạnh Trinh vào hàng ngũ những tao nhân – tài tử – tài tình trong nền văn học Việt Nam thời cận đại. Để nắm được cách lập dàn ý và viết bải văn hoàn chỉnh về bài thơ bày, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF