Hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 11 Bài 25 Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) giúp các em nắm vững và củng cố kiến thức đã học.
-
Bài tập 1 trang 156 SGK Lịch sử 11
Hãy nêu những đặc điểm của phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Bài tập 2 trang 156 SGK Lịch sử 11
Lập niên biểu về những sự kiện chủ yếu trong phong trào Cần Vương.
-
Bài tập 3 trang 156 SGK Lịch sử 11 Bài 25
Sưu tầm tài liệu và trình bày về thời niên thiếu của Hồ Chí Minh.
-
Bài tập 1.1 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng từ thời gian nào?
A. Thế kỉ XVII
B. Thế kỉ XVIII
C. Đầu thế kỉ XIX
D. Giữa thế kỉ XIX
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 1.2 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?
A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam
B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết.
C. Mua chuộc quan lại nhà Nguyễn
D. Thông qua hoạt động của các thương nhân Pháp tại Việt Nam
-
Bài tập 1.3 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Trước nguy cơ xâm lược từ tư bản phương Tây, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với nước ta là gì?
A. Cải cách - duy tân đất nước để tự cường, cải thiện đời sống nhân dân.
B. Tăng cường liên kết với các nước trong khu vực để tăng tiềm lực kinh tế, quốc phòng.
C. "Đóng cửa" không giao lưu với phương Tây để tránh những tác động tiêu cực.
D. Thực hiện chính sách "Cấm đạo" triệt để.
-
Bài tập 1.4 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào thời điểm nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII
B. Giữa thế kỉ XIX
C. Cuối thế kỉ XVIII
D. Đầu thế kỉ XX
-
Bài tập 1.5 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Nguyên nhân chủ yếu khiến Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp là
A. Quân và dân Việt Nam không kiên quyết chống Pháp xâm lược
B. Vua quan nhà Nguyễn thiếu ý chí quyết tâm và không có đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời
C. Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến của triều đình
D. Quân ta không được trang bị vũ khí hiện đại
-
Bài tập 1.6 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Một phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là
A. Phong trào Cần Vương
B. Phong trào "tị địa"
C. Phong trào cải cách - duy tân đất nước
D. Phong trào nông dân Yên Thế
-
Bài tập 1.7 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn
B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam
C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào
D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu
-
Bài tập 1.8 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác, bóc lột có quy mô và hệ thống trên toàn cõi Đông Dương khi nào?
A. Sau khi kí hiệp ước 1862
B. Sau khi kí hiệp ước 1874
C. Sau khi kí hiệp ước 1883
D. Từ năm 1897
-
Bài tập 1.9 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Mục đích của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
A. Khai hóa văn minh cho Việt Nam - một nước phong kiến lạc hậu
B. Biến Việt Nam thành nơi cung cấp tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt để làm giàu cho nước Pháp
C. Mang lại nguồn lợi cho cả Pháp và Việt Nam
D. Phát triển kinh tế để xoa dịu mâu thuẫn xã hội, dân tộc
-
Bài tập 1.10 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Tính chất xã hội Việt Nam sau khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên đất nước ta là
A. xã hội thuộc địa.
B. xã hội phong kiến nửa thuộc địa.
C. xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
D. xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
-
Bài tập 1.11 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Lực lượng có vai trò tiên phong trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là:
A. Văn thân, sĩ phu yêu nước
B. Văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ
C. Công nhân
D. Tư sản và tiểu tư sản
-
Bài tập 1.12 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Yêu cầu lịch sử dân tộc đặt ra đối với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là gì?
A. Thống nhất các lực lượng chống Pháp, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất
B. Đưa người ra nước ngoài học tập để chuẩn bị cho công cuộc cứu nước lâu dài
C. Phải tìm ra một con đường cứu nước mới, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân
D. Gồm tất cả các yêu cầu trên
-
Bài tập 1.13 trang 132 SBT Lịch Sử 11
Ai là người đã nhận thức đúng đắn yêu cầu đó và có quyết định bước đầu phù hợp?
A. Phan Bội Châu
B. Phan Châu Trinh
C. Hoàng Hoa Thám
D. Nguyễn Tất Thành
-
Bài tập 2 trang 135 SBT Lịch Sử 11
Vào giữa thế kỉ XIX, trong lúc xã hội Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện, sâu sắc và đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, vua Tự Đức lại chủ truơng "đóng cửa" và "cấm đạo". Theo em, việc làm đó có ảnh huởng đến sự phát triển của đất nước không ? Vì sao ?
-
Bài tập 3 trang 135 SBT Lịch Sử 11
Hãy hoàn thiện sơ đồ dưới đây để biểu thị những nhân tố mới nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
-
Bài tập 4 trang 135 SBT Lịch Sử 11
Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai về các giai cấp và tầng lớp xã hội ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
1. Giai cấp công nhân ra đời nhưng đang ở trong giai đoạn tự phát.
2. Tư sản và tiểu tư sản mới được hình thành đang trong quá trình tập hợp về số lượng và trưởng thành về ý thức.
3. Tư sản và tiểu tư sản đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ mang màu sắc dân chủ tư sản.
4. Giai cấp công nhân nắm vai trò lãnh đạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
5. Nông dân là những người tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới
-
Bài tập 5 trang 136 SBT Lịch Sử 11
Điền vào bảng hệ thống kiến thức những nội dung phù hợp về đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Bài tập 6 trang 137 SBT Lịch Sử 11
Bằng những sự kiện lịch sử đã học, hãy chứng minh : phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (đến hết Chiến tranh thế giói thứ nhất) diễn ra liên tục, sôi nổi và rộng khắp.