OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 6 trang 123 SBT Lịch Sử 11

Bài tập 6 trang 123 SBT Lịch Sử 11

1. So sánh phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào Cần vương chống Pháp theo nội dung trong bảng dưới đây:

2. Theo em, phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 tiến bộ hơn so với phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở những điểm nào?

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 6

1. So sánh

- Phong trào Cần vương:

+ Mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp vua khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam.

+ Lãnh đạo: Vua Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu là Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…

+ Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân

+ Quy mô: Phát triển rộng khắp

+ Ý nghĩa: Đã giấy lên một phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi trong cả nước. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Pháp nhiều tổn thất lớn, Pháp phải mất trên 10 năm mới bình định được Việt Nam.

- Phong trào yêu nước đầu thê kỉ XX:

+ Mục tiêu: Các phong trào bị phân hoá: Phong trào thì đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến, phong trào thì đánh đuổi Pháp thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới.

+ Lãnh đạo: Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ.

+ Lực lượng tham gia: Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác như: Tư sản, địa chủ , phú nông, tiểu tư sản, nông dân.

+ Quy mô: Phát triển rộng khắp

+ Ý nghĩa:

  • Tuy thất bại, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Báo hiệu con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn lỗi thời.
  • Giấy lên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi. Như: Đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học hỏi, Phong trào Duy Tân, Phong trào kháng thuế ở trung kỳ. Các phong trào thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
  • Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể hiện tinh thần yêu nước, sự tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân của các tầng lớp nhân dân và thể hiện tinh thần dân tộc là cơ sở trực tiếp sinh động để dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước mới.

2. Phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX đến năm 1914 tiến bộ hơn so với phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở điểm:

- Có mục tiêu, chủ trương, biện pháp đấu tranh rõ ràng hơn.

- Có sự thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hương cách mạng tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.

- Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. 

- Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 6 trang 123 SBT Lịch Sử 11 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • thanh hằng

    Giup e vs ạ.....

    so sánh con đường cứu nước của 2 cụ Phan ( Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh) với phong trào Cần Vương.hihihihihihi

     

     

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Đặng Ngọc Trâm

     Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng vận động và cải cách đầu thế kỉ XX của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Lê Minh Trí

    So sánh điểm giống và khác nhau trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phạm Khánh Ngọc

    So sánh con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc với các vị tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Qua đó làm rõ điểm mới trong con đường cứu nước của Người.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Vũ Khúc

    Nêu những sự kiện chứng tỏ Phan Châu Trinh theo xu hướng cải cách.

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Thị Thanh

    Nêu những sự kiện chứng tỏ Phan Bội Châu chủ trương bạo động cách mạng.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Hong Van

    Phong trào Đông Du tan rã vì

    A.    phụ huynh đòi đưa con em về nước trước thời hạn.

    B.     đã hết thời gian đào tạo, học sinh phải về nước.

    C.     Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa học sinh về nước.

    D. nhà cầm quyền Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (kể cả Phan Bội Châu).

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF