OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 11 Cánh diều Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2


Các em có biết chủ nghĩa xã hội được phát triển và mở rộng như thế nào không? Vì sao chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ? Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đạt được những thành tựu chính như thế nào và có ý nghĩa ra sao? Để giải đáp được các câu hỏi trên, HỌC247 mời các em đến với Bài 4 Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc chương trình Lịch sử 11 Cánh Diều đã được đội ngũ HOC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu để giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. Chúc các em học thật tốt và đạt kết quả cao nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1991

a. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu

- Liên Xô là nước đầu tiên đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Các nước Đông Âu lật đổ chế độ tư sản-địa chủ và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

- Đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

- Nước Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời và tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

b. Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh

Châu Á: Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào đã đi theo con đường xã hội chủ nghĩa từ năm 1924 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Khu vực Mỹ La-tinh: Nước Cộng hoà Cuba và Cộng hoà Nicaragua đã xây dựng chủ nghĩa xã hội sau cuộc cách mạng thành công.

c. Nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô

- Hạn chế mô hình kinh tế - xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất tụt hậu so với các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

- Tình trạng vi phạm dân chủ, sự suy giảm niềm tin vào đảng và nhà nước, và các sai lầm của các nhà lãnh đạo.

- Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị-xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

1.2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

a. Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

- Sau sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Xô viết, chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống thế giới.

- Tuy nhiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cu-ba vẫn tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Trung Quốc và Việt Nam tiến hành cải cách, mở cửa và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Trung Quốc phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc.

- Việt Nam vượt qua khủng hoảng kinh tế-xã hội, trở thành nước đang phát triển, dẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

- Cu-ba: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội duy trì, nhưng không có nhiều thành tựu đột phá và đang bị cấm vận từ bên ngoài. Các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội như Trung Quốc, Việt Nam và Lào đã có nhiều thành tựu và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)

b. Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc

- Được quyết định thực hiện tại Hội nghị Trung ương 3 (khoa XI) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đường lối cải cách mở cửa đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho Trung Quốc. 

Trung Quốc: GDP 17,7 nghìn tỉ USD, dự trữ ngoại tệ hàng đầu thế giới, GNI đạt 12,5k USD, giảm nghèo 60 triệu người.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ GDP của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới năm 1978 và năm 2020

Khoa học - kĩ thuật: Thám hiểm không gian từ 1992, tàu cao tốc phát triển nhanh, năng lực tự chủ AI, năng lượng sinh học, công nghệ sinh học, ...

Một góc phố Đông bên sông Hoàng Phố, Thượng Hải (Trung Quốc)

Đối ngoại Trung Quốc: Đa dạng hoá, đa phương hoá. Nâng cao vai trò và vị thế quốc tế. Hồng Kông, Ma Cao thuộc chủ quyền Trung Quốc, là trung tâm kinh tế lớn.

Cải cách, mở cửa Trung Quốc: Thành tựu trên văn hoá, giáo dục, quốc phòng. Nền giáo dục phát triển, xuất khẩu vũ khí. Phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội. Nâng cao vị thế quốc tế, chứng tỏ sức sống chủ nghĩa xã hội. Để lại bài học cho các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Trong những năm 1944 -1945, điều kiện khách quan thuận lợi nào đã thúc đẩy nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân?

 

Hướng dẫn giải:

Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong những năm 1944-1945 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân và phát triển chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu.

ADMICRO

Luyện tập Bài 4 Lịch sử 11 CD

Sau bài học này, giúp các em:

- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nêu được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ La-tinh. Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

- Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

- Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Lịch sử 11 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội.
    • B. đánh dấu sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
    • C. xác lập hoàn chỉnh cục diện hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
    • D. khẳng định sự thắng thế hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á.
  • Câu 2:

    Quốc gia nào dưới đây không đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?

    • A. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    • B. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
    • C. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
    • D. Đại Hàn Dân Quốc.
    • A. bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
    • B. phá bỏ được sự bao vây, cấm vận của Mĩ.
    • C. bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ.
    • D. tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Lịch sử 11 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi mở đầu trang 23 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Giải Câu hỏi mục 1a trang 24 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Giải Câu hỏi mục 1b trang 25 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Giải Câu hỏi mục 1c trang 25 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Giải Câu hỏi mục 2a trang 27 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Giải Câu hỏi mục 2b trang 29 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Luyện tập 1 trang 29 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Vận dụng trang 29 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều

Hỏi đáp Bài 4 Lịch sử 11 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247

NONE
OFF