Để giúp các em học tập hiệu quả môn Lịch sử 11 Cánh Diều, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Bài giảng gồm kiến thức cần nhớ về chủ nghĩa tư sản được xác lập. mở rộng và phát triển như thế nào... góp phần giúp các em dễ dàng học tập và nắm vững kiến thức trọng tâm của bài. Mời các em cùng tham khảo bài học bên dưới nhé!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
- Các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ diễn ra trong những năm 50-70 của thế kỉ XIX, giúp cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản chiếm quyền lực ở nhiều nước và chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào cuối thế kỉ XIX.
1.2. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a. Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
- Nước tư bản Âu-Mỹ sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, liên quan đến việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng qua hoạt động xâm lược thuộc địa.
- Thuộc địa cung cấp nguyên liệu, nhân công, là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hoá, cơ sở vững chắc cho cuộc tranh chấp và chiến tranh.
- Các cường quốc phương Tây tìm cách đánh chiếm và biến thành thuộc địa của mình trong gần 4 thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, tại châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX
b. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản
- Các nước Mỹ La-tinh, Nhật Bản và Xiêm đi theo con đường tư bản chủ nghĩa sau khi giành lại độc lập. Chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn cầu nhờ ứng dụng khoa học-kĩ thuật, tiến hành xuất khẩu và nâng cao hiệu quả khám phá thiên nhiên.
c. Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
- Tư bản độc quyền xuất hiện khi sức mạnh kinh tế tăng lên và từng bước phối toàn bộ nền kinh tế. Tổ chức độc quyền là liên minh các nhà tư bản lớn tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hoá, có năm đặc điểm được Lê-nin nêu lên.
Quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (tranh biếm họa)
1.3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại
a. Khái niệm
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ chỉ giai đoạn mới của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới II.
b. Tiềm năng và thách thức
- Tiềm năng: Phát triển vượt bậc trong kinh tế, khoa học-công nghệ, tự điều chỉnh và thích ứng.
- Thách thức: Khó khăn trong kinh doanh, sự phát triển không bền vững, tăng chất lượng cuộc sống.
+ Bất bình đồng xã hội tăng cao.
+ Dân chủ tư sản bị xói mòn.
+ Nguy cơ khủng hoảng toàn cầu về tài chính, môi trường.
Bài tập minh họa
Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, do có hệ thống thuộc địa trải rộng ở khắp các châu lục, nên đế quốc Anh được mệnh danh là gì?
Hướng dẫn giải:
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, với hệ thống thuộc địa trải rộng ở khắp các châu lục nên đế quốc Anh được mệnh danh là "đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn".
Luyện tập Bài 2 Lịch sử 11 CD
Sau bài học này, giúp các em:
- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
- Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản.
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay.
3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Lịch sử 11 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 11 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Đánh dấu sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở các quốc gia Anh, Pháp, Đức,…
- B. Đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ra ngoài phạm vi châu Âu.
- C. Góp phần khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ.
- D. Dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới.
-
- A. tự do cạnh tranh.
- B. đế quốc chủ nghĩa.
- C. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- D. chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
-
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?
- A. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
- B. Các thiết chế dân chủ vẫn còn nhiều vấn đề bất ổn.
- C. Phải đối mặt với nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống.
- D. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn yếu kém.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 2 Lịch sử 11 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 11 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Giải Câu hỏi mở đầu trang 13 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Giải Câu hỏi mục 1 trang 14 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Giải Câu hỏi mục 2a trang 15 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Giải Câu hỏi mục 2b trang 16 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Câu hỏi mục 2c trang 17 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Giải Câu hỏi mục 3a trang 18 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Giải Câu hỏi 1 mục 3b trang 19 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Giải Câu hỏi 2 mục 3b trang 19 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Luyện tập 1 trang 19 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Luyện tập 2 trang 19 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Giải Vận dụng 3 trang 19 SGK Lịch sử 11 Cánh Diều
Hỏi đáp Bài 2 Lịch sử 11 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247