Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 35 Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác giúp các em học sinh:
- Nắm vững Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen. Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ; Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh. Sự liên quan của cấu trúc phân tử và tính chất hóa học của benzen. Quy tắc thế ở nhân benzen để viết phương trình phản ứng điều chế các dẫn xuất của benzen.
- Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
-
Bài tập 1 trang 159 SGK Hóa học 11
Ứng với công thức phân tử C10H8 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
-
Bài tập 2 trang 159 SGK Hóa học 11
Toluen và benzen cùng phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4; (2) dung dịch kali pemanganat; (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng; (4)Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của các phương trình xảy ra.
-
Bài tập 3 trang 159 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau:
a. Toluen tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng.
b. Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 và H2SO4 đặc.
-
Bài tập 4 trang 160 SGK Hóa học 11
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất: benzen, hex-1-en và toluen. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng:
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 160 SGK Hóa học 11
Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,17. Đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng của nước. Ở nhiệt độ thường, X không làm mất màu dung dịch brom; khi đun nóng, X làm mất màu KMnO4.
a. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X?
b. Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa X với H2 (xúc tác Ni, đun nóng), với brom (có mặt bột Fe), với hỗn hợp dư của axit HNO3 và axit H2SO4 đậm đặc.
-
Bài tập 6 trang 160 SGK Hóa học 11
Đánh dấu (+) vào ô cặp chất phản ứng với nhau theo mẫu sau:
Benzen Hexen Toluen Etilen H2, xúc tác Ni Br2 (dd) Br2 có Fe, đun nóng Dd KMnO4, nóng HBr H2O (xt H+) -
Bài tập 7 trang 160 SGK Hóa học 11
Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 1,00 tấn benzen với hiệu suất 78,0%.
-
Bài tập 8 trang 160 SGK Hóa học 11
So sánh tính chất hoá học của etylbenzen với striren, viết phương trình hoá học của phản ứng để minh hoạ.
-
Bài tập 9 trang 160 SGK Hóa học 11
Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hoá học của stiren với:
a. H2O( xúc tác H2SO4)
b. HBr
c. H2 (theo tỉ lệ mol 1:1, xúc tác Ni)
-
Bài tập 10 trang 160 SGK Hóa học 11
Trình bày phương pháp hoá học phân biệt 3 chất lỏng sau: toluen, benzen, stiren. Viết phương trình hoá học của các phản ứng hoá học đã dùng.
-
Bài tập 11 trang 160 SGK Hóa học 11
Khi tách hiđro của 66,25 kg etylbenzen thu được 52,00 kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa tham gia phản ứng. Biết 5,20 gam A vừa đủ làm mất màu của 60,00 ml dung dịch brom 0,15M.
a. Tính hiệu suất của phản ứng tách hiđro của etylbenzen.
b. Tính khối lượng stiren đã trùng hợp.
c. Polistren có phân tử khối trung bình bằng 3,12.105 . Tính hệ số trùng hợp trung bình của polime.
-
Bài tập 12 trang 161 SGK Hóa học 11
Trình bày cách đơn giản để thu được naphtalen tinh khiết từ hỗn hợp naphtalen có lẫn tạp chất không tan trong nước và không bay hơi.
-
Bài tập 13 trang 161 SGK Hóa học 11
Từ etilen và benzen, tổng hợp được stiren theo sơ đồ:
\(C_{6}H_{6} \xrightarrow[ \ ]{ \ C_{2}H_{4} (H^+) \ } C_{6}H_{5}C_{2}H_{5} \xrightarrow[ \ ]{ \ t^0, \ xt \ } C_{6}H_{5} - CH=CH_{2}\)
a. Viết các phương trình hoá học thực hiện sự biến đổi trên?
b. Tính khối lượng stiren thu được từ 1,00 tấn benzen nếu hiệu suất của quá trình là 78%.
-
Bài tập 35.1 trang 53 SBT Hóa học 11
Chất sau có tên là gì?
A. 1-butyl-3-metyl-4-etylbenzen.
B. 1-butyl-4-etyl-3-metylbenzen.
C. 1-etyl-2-metyl-4-butylbenzen.
D. 4-butyl-1-etyl-2-metylbenzen.
-
Bài tập 35.3 trang 53 SBT Hóa học 11
Stiren có công thức phân tử C8H8 và có công thức cấu tạo: C6H5-CH=CH2. Nhận xét nào cho dưới đây đúng ?
A. Stiren là đồng đẳng của benzen.
B. Stiren là đồng đẳng của etilen.
C. Stiren là hiđrocacbon thơm.
D. Stiren là hiđrocacbon không no.
-
Bài tập 35.4 trang 53 SBT Hóa học 11
m-Xilen có công thức cấu tạo là?
A.
B.
C.
D.
-
Bài tập 35.2 trang 53 SBT Hóa học 11
Chất sau có tên là gì?
A. 1,4-đimetyl-6-etylbenzen.
B. 1,4-đimety1-2-etylbenzen.
C. 2-etyl-1,4-đimetylbenzen.
D. 1-etyl-2,5-đimetylbenzen.
-
Bài tập 35.5 trang 53 SBT Hóa học 11
Có bao nhiêu chất đồng đẳng của benzen có cùng công thức phân tử C9H12
A. 6 chất
B. 7 chất
C. 8 chất
D. 9 chất
-
Bài tập 35.6 trang 54 SBT Hóa học 11
Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây. Viết các chất sản phẩm hữu cơ ở dạng công thức cấu tạo và kèm theo tên.
1. C6H6 + Cl2 Fe→
(1 mol) (1 mol)
2. C6H6 + Cl2 as→
(1 mol) (3 mol)
3. C6H5−CH3 + Cl2 as→
(1 mol) (1 mol)
4. C6H5−CH3 + H2 (dư) → (đk: Ni, 300oC)
5. C6H5−CH3 + KMnO4 (dd) to →
-
Bài tập 35.7 trang 54 SBT Hóa học 11
Benzen không tác dụng với dung dịch Br2 và dung dịch KMnO4 nhưng stiren thì có phản ứng với cả hai dung dịch đó.
1. Giải thích vì sao stiren có khả năng phản ứng đó.
2. Viết phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng đó.
-
Bài tập 35.8 trang 54 SBT Hóa học 11
Chất A là một đồng đẳng của benzen. Để đốt cháy hoàn toàn 13,25 g chất A cần dùng vừa hết 29,40 lít O2 (đktc).
1. Xác định công thức phân tử chất A.
2. Viết các công thức cấu tạo có thể có của chất A. Ghi tên ứng với mỗi công thức cấu tạo đó.
-
Bài tập 35.9 trang 54 SBT Hóa học 11
Khi đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A, thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ 77 : 18 về khối lượng. Nếu làm bay hơi hết 5,06 gam A thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 1,76g O2 ở cùng nhiệt độ và áp suất.
1. Xác định công thức phân tử của chất A.
2. Chất A không tác dụng với nước brom nhưng tác dụng được với dung dịch KMnO4 khi đun nóng. Viết công thức cấu tạo và tên chất A.
-
Bài tập 35.10 trang 55 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp M ở thể lỏng, chứa hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 2,62 g M, thu được 8,8 g CO2.
Nếu làm bay hơi hết 6,55 gam M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 2,4 g khí oxi ở cùng điều kiện.
Xác định công thức phân tử và phần trăm (về khối lượng) của từng chất trong hỗn hợp M.
-
Bài tập 35.11 trang 55 SBT Hóa học 11
Cho 23 kg toluen tác dụng với hỗn hợp gồm 88 kg axit nitric 66% và 74 kg axit suníuric 96%. Giả sử toluen được chuyển hoàn toàn thành trinitrotoluen và sản phẩm này được tách hết khỏi hỗn hợp axit còn dư. Tính:
1. Khối lượng trinitrotuluen thu được.
2. Khối lượng hỗn hợp axit còn dư và nồng độ phần trăm của từng axit trong hỗn hợp đó.
-
Bài tập 35.12 trang 55 SBT Hóa học 11
Có thể điều chế toluen bằng phản ứng đehiđro hoá - đóng vòng đối với heptan ở 500oC, 30 - 40 atm, chất xúc tác Cr2O3 / Al2O3.
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng (các chất hữu cơ viết bằng công thức cấu tạo).
2. Tính khối lượng toluen thu được nếu phản ứng tạo ra 336 lít H2 (đktc).
-
Bài tập 1 trang 191 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào các dấu [...] ở mỗi câu sau:
a) benzene là một hidrocacbon không no. [...]
b) benzene là một hidrocacbon thơm. [...]
c) ở benzene, 3 liên kết đôi ngắn hơn 3 liên kết đơn. [...]
d) ở bên, 6 liên kết cacbon – cacbon đều như nhau. [...]
e) ở benzene, 6 C tạo thành một lục giác đều. [...]
g) ở xiclohexan, 6C tạo thành một lục giác đều. [...]
-
Bài tập 2 trang 191 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy cho biết vì sao người ta biểu diễn công thức cấu tạo của bezen bằng một hình lục giác đều với một vòng tròn ở trong.
-
Bài tập 3 trang 191 SGK Hóa học 11 nâng cao
Những hợp chất nào dưới đây có thể và không thể chứa vòng benzene, vì sao?
a) C8H6Cl2
b) C10H16
c) C9H14BrCl
d) C10H12(NO2)2
-
Bài tập 4 trang 192 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Hãy viết công thức phân tử các đồng đẳng của benzene chứa 8 và 9 nguyên tử C.
b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân ứng với các công thức tìm được ở câu a).
-
Bài tập 5 trang 192 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:
a) etyl benzene
b) 4-cloetyl benzene
c) 1,3,5-trimetyl benzene
d) o- clotoluen
e) m-clotoluen
g) p-clotoluen.
-
Bài tập 6 trang 192 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy nêu và giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho benzene vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên
b) Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzene, lắc rồi để yên.
c) Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm câu b) rồi đun nhẹ.
-
Bài tập 7 trang 192 SGK Hóa học 11 nâng cao
Dùng công thức cấu tạo viết phương trình hóa học và gọi tên sản phẩm ở các phản ứng sau:
a) toluene + Cl2, có bột sắt
b) Toluen + Cl2, có chiếu sáng
c) Etylbenzen + HNO3, có mặt axit sunfuric đặc.
d) Etylbenzen + H2, có xúc tác Ni, đun nóng.
-
Bài tập 8 trang 192 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy phân biệt 3 lọ hóa chất không nhãn chứa benzene, xiclohexan và xiclohexen.
-
Bài tập 9 trang 192 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hidrocacbon C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hidro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetyl xiclohexan. Hãy xác định cấu tạo và gọi tên hidrocacbon đó theo 3 cách khác nhau.
-
Bài tập 10 trang 192 SGK Hóa học 11 nâng cao
Một học sinh lấy 100 ml benzene (D=0,879g|ml,20oC), brom lỏng (D=3,1 g|ml,ở 20oC) và bột sắt để điều chế brombenzen.
a) Hãy vẽ dụng cụ đề thực hiện thí nghiệm đó (xem hình 7.3 và hình 8.1)
b) Tính thể tích brom cần dùng
c) Để hấp thụ khí sinh ra cần dùng dung dịch chứa tối thiểu bao nhiêu gam NaOH
d) Hãy đề nghị phương pháp tách lấy brombenzen từ hỗn hợp sau phản ứng, biết rằng nó là chất lỏng, sôi ở 156oC, D= 1,495 g/ml ở 20oC, tan trong benzene, không tan trong nước, không phản ứng với dung dịch kiềm.
e) Sau khi tinh chế, thu được 80 ml brombenzen (ở 20oC). Hãy tính hiệu suất phản ứng brom hóa benzene.
-
Bài tập 13 trang 160 Hóa học 11
Từ etilen và benzen, tổng hợp được stiren theo sơ đồ:
C6H6 (C2H4(H+)) → C6H5C2H5 → C6H5-CH=CH2
a. Viết các phương trình hoá học thực hiện sự biến đổi trên?
b. Tính khối lượng stiren thu được từ 1,00 tấn benzen nếu hiệu suất của quá trình là 78%.