Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 22 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ giúp các em học sinh biết viết công thức cấu tạo thu gọn và thu gọn nhất.
-
Bài tập 1 trang 101 SGK Hóa học 11
Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học?
-
Bài tập 2 trang 101 SGK Hóa học 11
So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ.
-
Bài tập 3 trang 101 SGK Hóa học 11
Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba?
-
Bài tập 4 trang 101 SGK Hóa học 11
Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết đơn?
A. CH4
B. C2H4
C. C6H6
D. CH3COOH
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 101 SGK Hóa học 11
Những chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau, đồng phân của nhau?
a) CH3 – CH = CH – CH3
b) CH2 = CH – CH2 – CH3
c) CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3
d) CH2 = CH-CH3
e) CH3 – CH = CH – CH2 – CH3
CH2=CH-CH(CH3)-CH3
CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH3
CH3 - CH2 - CH(CH3) - CH3
-
Bài tập 6 trang 101 SGK Hóa học 11
Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O, C4H10.
-
Bài tập 7 trang 101 SGK Hóa học 11
Những công thức cấu tạo nào dưới đây biểu thị cùng một chất?
CH3-CH2OH (I)
Cl - CHCl - H (II)
CH3-CH2OH (III)
CH2(OH)-CH3 (IV)
Cl - CH2 - Cl (V)
-
Bài tập 8 trang 101 SGK Hóa học 11
Khi cho 5,30 gam hỗn hợp gồm etanol C2H5OH và propan-1-ol CH3CH2CH2OH tác dụng với natri (dư) thu được 1,12 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp.
-
Bài tập 22.1 trang 30 SBT Hóa học 11
Hai chất:
và có:
A. Công thức phân tử và công thức cấu tạo đều giống nhau.
B. Công thức phân tử và công thức cấu tạo đều khác nhau.
C. Công thức phân tử giống nhau nhưng công thức cấu tạo khác nhau.
D. Công thức phân tử khác nhau và công thức cấu tạo giống nhau.
-
Bài tập 22.2 trang 31 SBT Hóa học 11
Hai công thức:
và
A. là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử nhưng có công thức cấu tạo khác nhau.
B. là các công thức của hai chất có công thức phân tử khác nhau nhưng có công thức cấu tạo tương tự nhau.
C. là các công thức của hai chất có công thức phân tử và công thức cấu tạo đều khác nhau.
D. chỉ là công thức của một chất vì công thức phân tử và công thức cấu tạo đều giống nhau.
-
Bài tập 22.3 trang 31 SBT Hóa học 11
Chất nào trong các chất dưới đây là đồng phân của CH3COOCH3?
A. CH3CH2OCH3
B. CH3CH2COOH
C. CH3COCH3
D. CH3CH2CH2OH
-
Bài tập 22.4 trang 31 SBT Hóa học 11
Hai chất CH3−CH2−OH và CH3−O−CH3 khác nhau về điểm gì?
A. Công thức cấu tạo
B. Công thức phân tử
C. Số nguyên tử cacbon
D. Tổng số liên kết cộng hóa trị
-
Bài tập 22.5 trang 31 SBT Hóa học 11
Nhận xét nào dưới đây về hợp chất hữu cơ là đúng?
A. Mỗi công thức phân tử chỉ biểu thị một hợp chất hữu cơ.
B. Một công thức phân tử có thể đáp ứng với nhiều hợp chất hữu cơ.
C. Một công thức cấu tạo đều có thể ứng với nhiều hợp chất hữu cơ.
D. Công thức cấu tạo vừa cho biết thành phần vừa cho biết cấu tạo của hợp chất.
-
Bài tập 22.6 trang 31 SBT Hóa học 11
Trong số 9 chất dưới đây, những chất nào là đồng đẳng của nhau? Những chất nào là đồng phân của nhau?
1. CH3CH2CH3
2. CH3CH2CH2Cl
3. CH3CH2CH2CH3
4. CH3CHClCH3
5. (CH3)2CHCH3
6. CH3CH2CH=CH2
7. CH3CH=CH2
8.
9.
-
Bài tập 22.7 trang 32 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Lấy 1,12 lít A (đktc) đem đốt cháy hoàn toàn. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình (2) đựng dung dịch NaOH (có dư). Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 2,16 g và bình (2) tăng 7,48 g. Hãy xác định công thức phân tử và phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.
-
Bài tập 22.8 trang 32 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp M chứa ba hiđrocacbon là đồng phân của nhau. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,80 g M, thu được 2,80 lít CO2 (đktc).
1. Xác định công thức phân tử của các chất mang đốt biết rằng tỉ khối hơi của M đối với oxi là 2,25.
2. Dựa vào thuyết cấu tạo hoá học, hãy viết công thức cấu tạo khai triển và công thức cấu tạo rút gọn của từng chất trong hỗn hợp M.
-
Bài tập 22.9 trang 32 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp M ở thể lỏng, chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Nếu làm bay hơi 2,58 g M thì thể tích hơi thu được đúng bằng thể tích của 1,40 g khí N2 ở cùng điều kiện.
Đốt cháy hoàn toàn 6,45 g M thì thu được 7,65 g H2O và 6,72 lít CO2(đktc).
Xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
-
Bài tập 22.10 trang 32 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp X chứa ba chất hữụ cơ đồng phân. Nếu làm bay hơi 2,10 g X thì thể tích hơi thu được bằng thể tích của 1,54 g khí CO2 ở cùng điều kiện. Để đốt cháy hoàn toàn 1,50 g X cần dùng vừa hết 2,52 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ 11 : 6 về khối lượng.
1. Xác định công thức phân tử của ba chất trong X.
2. Dựa vào thuyết cấu tạo hoá học, hãy viết công thức cấu tạo (triển khai và rút gọn) của từng chất đó.
-
Bài tập 1 trang 128 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Liên kết cộng hóa trị là gì?
b) Hãy cho biết mối liên quan giữa số cặp electron dùng chung mỗi nguyên tử các nguyên tố C, O, H, Cl với số electron hóa trị của chúng trong phân tử hữu cơ. Giải thích.
-
Bài tập 2 trang 128 SGK Hóa học 11 nâng cao
Dựa vào cấu tạo và tính chất của nguyên tử, hãy giải thích vì sao:
a) Cacbon chủ yếu tạo thành liên kết cộng hóa trị chứ không phải liên kết ion.
b) Cacbon có hóa trị IV trong các hợp chất hữu cơ.
-
Bài tập 3 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: CH3Cl, CH4O, CH2O, CH5N
-
Bài tập 4 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Liên kết đơn là gì, liên kết bội là gì?
b) Khi etilen cộng với brom thì liên kết σ hay liên kết π của phá vỡ, vì sao?
c) Hãy viết công thức cấu tạo khai triển và công thức thu gọn nhất của các hợp chất sau: C3H6 ; CH3CHO; CH3COOC2H5 ; CH3CN biết rằng trong phân tử của chúng đều có liên kết bội.
-
Bài tập 5 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Chất đồng đẳng là gi?
b) Hãy viết công thức phân tử của một vài hợp chất đồng đẳng của C2H2 và công thức tổng quát cho cả dãy đồng đẳng đó.
-
Bài tập 6 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Chất đồng phân là gì?
b) Dùng sơ đồ phân loại đồng phân cấu tạo ở mục III.2, hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với mỗi công thức phân tử sau: C4H9Cl, C4H8.
c) Trong số các đồng phân cấu tạo C4H8 cấu tạo nào có đồng phân lập thể? Hãy viết công thức lập thể của chúng.
-
Bài tập 7 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Hãy viết công thức phối cảnh của metennol (CH3OH) và của clorofom (CHCl3).
b) Hãy viết công thức phối cảnh của etan và etanol.
-
Bài tập 8 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
Những công thức nào sau đây biểu diễn một hợp chất? Hãy dùng công thức lập thể để minh họa cho ý kiến của mình.
-
Bài tập 9 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy vẽ mô hình rỗng các phân tử mà công thức phối cảnh của chúng được trình bày ở hình 4.9
-
Bài tập 10 trang 129 SGK Hóa học 11 nâng cao
Câu nào dưới đây phản ánh đúng khái niệm về chất đồng phân ?
A. Những hợp chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau gọi là những chất đồng phân.
B. Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau gọi là những chất đồng phân.
C. Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu trúc hóa học khác nhau gọi là những chất đồng phân.
D. Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử gọi là những chất đồng phân.