OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 11 KNTT Bài 3: Ôn tập chương 1


Dưới đây là lý thuyết và bài tập minh họa Bài 3: Ôn tập chương 1 môn Hóa học lớp 11 Kết Nối Tri Thức. Bài giảng đã được HOC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về  2 nội dung chính của chương 1 là khái niệm về cân bằng hoá học và cân bằng trong dung dịch nước giúp các em hệ thống được kiến thức và dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cân bằng hoá học.

a. Phản ứng một chiều

aA +bB \(\to\) cC + dD

Phản ứng chỉ xảy ra một chiều từ chất đầu tạo thành sản phẩm.

b. Phản ứng thuận nghịch

aA + bB \(\rightleftharpoons\) cC + dD

Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

c. Trạng thái cân bằng

vthuận = vnghịch ; nồng độ các chất trong hệ phản ứng không đổi.

d. Hằng số cân bằng

\({{K}_{C}}=\frac{\text{ }{{[\text{ C}]} ^{c}}\ {{\text{ }\!\![\!\!\text{ }\ D\ \text{ }\!\!]\!\!\text{ }}\ ^{d}}}{\text{ }{{[\text{ }A\text{ }]}^{a}}\text{ }[\text{ }B\text{ }]{{}^{b}}\text{ }}\)

- Trong đó: [A], [B], [C], [D] là nồng độ mol của các chất ở trạng thái cân bằng.

- Chất rắn không đưa vào biểu thức tính Kc.

- Kc chỉ phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và nhiệt độ.

e. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học

Nhiệt độ, nồng độ, áp suất

f. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier

Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng, khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nhiệt độ, nồng độ, áp suất thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.

1.2. Cân bằng trong dung dịch nước

a. Sự điện li

− Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành ion.

− Chất điện li mạnh: acid mạnh, base mạnh, hầu hết muối. Chất điện li yếu: acid yếu, base yếu.

− Chất không điện li: nước, saccharose, ethanol,...

b. Thuyết acid – base của Brønsted – Lowry

− Acid là chất cho proton.

− Base là chất nhận proton.

c. pH

 

Trong dung dịch nước, một số ion như Al3+, Fe3+ và CO phản ứng với nước tạo ra các dung dịch có môi trường acid/base.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Cho phản ứng: 2SO2 (k) + O2 (k) \(\rightleftharpoons\) 2SO3 (k)     \({{\rm{\Delta }}_{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}\) < 0

Cân bằng chuyển dịch theo chiều nào khi:

a) Tăng nồng độ SO2

b) Giảm nồng độ O2

c) Giảm áp suất

d) Tăng nhiệt độ.

 

Hướng dẫn giải

a) Khi tăng nồng độ SO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận nghĩa là chiều làm giảm nồng độ SO2.

b) Khi giảm nồng độ O2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiều tạo ra O2.

c) Khi giảm áp suất thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiều tăng số mol khí.

d) Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch nghĩa là chiêu phản ứng thu nhiệt.

 

Bài 2. Dung dịch A chứa NH3 0,1M và NaOH 0,1M. Tính pH của dung dịch biết Kb của NH3 = 1,75.10-5.

 

Hướng dẫn giải

                        NaOH \(\to\) Na+ + OH-

                        0,1                       0,1

                        NH3 + H2O \(\rightleftharpoons\) NH4+ + OH-

Ban đầu:        0,1                               0,1

Điện ly:            x                      x        x

Sau điện ly:  0,1- x                    x        x+0,1

Kb = x(0,1+x)/(0,1-x) = 1,75.10-5 ⇒ x = 1,75.10-3 ⇒ pOH = 4,76 ⇒ pH = 9,24

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về khái niệm cân bằng hoá học và cân bằng trong dung dịch nước.

- Vận dụng được các kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tiễn đời sống và giải một số dạng bài tập.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải Câu hỏi 1 trang 28 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 28 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 28 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 4 trang 28 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 5 trang 28 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 6 trang 28 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 7 trang 28 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 3 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF