OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 11 Bài 26: Xicloankan


Nội dung bài học Xicloankan tìm hiểu công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, tên gọi và đặc điểm cấu tạo phân tử của xicloankan. Tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng của xiclankan. So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, tính chât của ankan và xiclankan. Hs hiểu: Vì sao ankan và xicloankan đều là H-C no nhưng xiclankan lại có tính chất khác ankan?

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Cấu tạo

  • Xicloankan là những Hidrocacbon no mạch vòng, chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử.
  • CTTQ: CnH2n (n ≥ 3)

Tên gọi của một số xicloankan

Hình 1: Mô hình và tên gọi của một số xicloankan

  • Cách gọi tên một số monoxiclankan

Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + xiclo + tên mạch chính + an

Xiclopropan và xiclobutan

Hình 2: Xiclopropan và xiclobutan

Metylxiclohexan
Hình 3: Metylxiclohexan
  • Một số xicloankan đồng phân ứng với công thức phân tử C6H12 là:

Một số xicloankan đồng phân C6H12

Hình 4: Một số xicloankan đồng phân ứng với công thức phân tử C6H12

  • Trong phân tử xicloankan, các nguyên tử cacbon liên kết với nhau bằng liên kết  tạo ra mạch vòng. Nguyên tử Cacbon của vòng liên kết với các nguyên tử Hidro hoặc gốc ankyl

2.2. Tính chất hóa học

2.2.1. Phản ứng thế

  • Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, nguyên tử Hidro trong phân tử xicloankan bị thế bởi nguyên tử halogen.

2.2.2. Phản ứng cộng

  • Xiclopropan, xiclobutan ngoài các phản ứng trên còn có phản ứng cộng mở vòng

  • Riêng xiclopropan còn tác dụng với dd brom hoặc axit

2.2.3. Phản ứng tách

2.2.4. Phản ứng cháy

  • Xicloankan cháy tỏa nhiệt

Tổng quát: CnH2n + (3n/2) O2 → nCO2 + nH2O

  • Nhận xét: nCO2 = nH2O
  • Ví dụ: C6H12 + 9O2 → 6CO2 + 6H2O

2.3. Điều chế

  • Chưng cất dầu mỏ
  • Tách H2, đóng vòng ankan

2.4. Ứng dụng

  • Làm nhiên liệu, dung môi, nguyên liệu

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

X là hỗn hợp gồm propan, xiclopropan, butan và xiclobutan. Đốt m gam X thu được 63,8 gam CO2 và 28,8 gam H2O. Thêm H2 vừa đủ vào m gam X rồi đun nóng với Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 26,375. Tỉ khối của X so với H2 là:

Hướng dẫn:

Ta có \(n_{CO_2} = 1,45\ mol;\ n_{H_2O} = 1,6\ mol\)

⇒ \(m_X = m_C + m_H = 1,45\times 12 + 1,6\times 2=20,6\ g\)

Sau hidro hóa được Y gồm x mol C3H8, y mol C4H10 có khối lượng mol trung bình = 52,75 g

⇒ Áp dụng qui tắc đường chéo ta có 5x = 3y

Lại có theo bảo toàn C thì \(n_{CO_2} = n_{C\ (X)}= n_{C\ (Y)}= 3x +4y=1,45\ mol\)

⇒ \(x= 0,15\ mol ;\ y= 0,25\ mol \Rightarrow n_X=n_Y=x+y=0,4\ mol\)

⇒ khối lượng mol trung bình của X = 51,5 g

⇒ Tỉ khối của X so với H2 = 25,75

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 26 Hóa học 11

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 26 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 Bài 26.

Bài tập 1 trang 120 SGK Hóa học 11

Bài tập 2 trang 120 SGK Hóa học 11

Bài tập 3 trang 120 SGK Hóa học 11

Bài tập 4 trang 121 SGK Hóa học 11

Bài tập 5 trang 121 SGK Hóa học 11

Bài tập 26.1 trang 40 SBT Hóa học 11

Bài tập 26.2 trang 40 SBT Hóa học 11

Bài tập 26.3 trang 41 SBT Hóa học 11

Bài tập 26.4 trang 41 SBT Hóa học 11

Bài tập 26.5 trang 41 SBT Hóa học 11

Bài tập 26.6 trang 41 SBT Hóa học 11

Bài tập 26.7 trang 41 SBT Hóa học 11

Bài tập 1 trang 150 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 151 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 3 trang 151 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 4 trang 151 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 5 trang 151 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 6 trang 151 SGK Hóa học 11 nâng cao

5. Hỏi đáp về Bài 26 chương 5 Hóa học 11

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF