OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 8: Đạo đức kinh doanh


HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 8: Đạo đức kinh doanh thuộc sách Cánh diều dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh; đồng thời vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trưởng cạnh tranh gay gắt. Tuân thủ đạo đức kinh doanh là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

1.1. Quan niệm và vai trò của đạo đức kinh doanh

a. Quan niệm: Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, định hướng hành vi của các chủ thể sản xuất kinh doanh.

 

b. Vai trò: Thực hiện đạo đức trong kinh doanh góp phần:

- Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh;

- Xây dựng lòng tin và uy tín với khách hàng;

- Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể sản xuất kinh doanh;

- Thúc đẩy sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

1.2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

a. Một số biểu hiện cụ thể của đạo đức kinh doanh: Đạo đức kinh doanh được biểu hiện ở việc giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm:

- Chủ thể sản xuất kinh doanh phải giữ chữ tín, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết với khách hàng; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng; không quảng cáo cường điệu, sai sự thật, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhãn mác và xuất xứ hàng hóa.

- Chủ thể sản xuất kinh doanh phải tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,... ) theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

- Chủ thể sản xuất kinh doanh tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, tuân thủ các quy định của pháp luật, không trốn thuế, lậu thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm; không làm ô nhiễm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

- Các chủ thể sản xuất kinh doanh vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh, không thông đồng bán hạ giá, phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ,...

Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh

 

b. Trách nhiệm của học sinh:

- Chủ động, tích cực tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh;

- Có ý thức nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình và những người xung quanh thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.

- Phê phán những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh lành mạnh.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hãy đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống. Để tăng lợi nhuận, doanh nghiệp chế biến nông sản H cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất. Không những thế, doanh nghiệp này còn xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.

Câu hỏi: Em hãy nhận xét về việc làm của doanh nghiệp trên. Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ thể hiện thái độ và hành vi như thế nào?

 

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét: Trong tình huống trên, doanh nghiệp chế biến nông sản H đã có nhiều hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, như:

+ Cố tình sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không đảm bảo chất lượng để sản xuất.

+ Xả thải trái phép, làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân xung quanh.

- Nếu là nhân viên của doanh nghiệp này, em sẽ:

+ Yêu cầu chủ doanh nghiệp chấm dứt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh này, đồng thời thực hiện việc: sử dụng các nguyên liệu có chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất; xử lí chất thải đúng quy định trước khi xả ra môi trường.

+ Nếu chủ doanh nghiệp không chấp nhận, vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm nêu trên, em sẽ từ chối làm việc, thu thập các thông tin, chứng cứ và gửi đến cơ quan chức năng để tố giác hành vi trái đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp H.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

- Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.

- Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.

- Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 5 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 5 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 8 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

OFF