OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Bài 8: Đạo đức kinh doanh


Nhằm giúp các em trau dồi kĩ năng tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh, đồng thời hình thành ý thức phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh; HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Bài 8: Đạo đức kinh doanh thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Đạo đức kinh doanh là nhân tố quan trọng giúp nền kinh tế thị trường phát triển bền vững và đạt sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Nắm vững đạo đức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu phục vụ lợi ích con người, cộng đồng, bảo vệ môi trường. Công dân hiểu biết đạo đức kinh doanh sẽ có hành vi đúng đắn khi tham gia nền kinh tế.

1.1. Quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh

a. Quan niệm:

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

Đạo đức kinh doanh: Nền tảng để doanh nghiệp phát triển bền vững

 

b. Vai trò của đạo đức kinh doanh:

- Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tích cực.

- Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

- Góp phần xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm – nghĩa tình – văn minh – hiện đại.

1.2. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh

a. Các biểu hiện của đạo đức kinh doanh bao gồm:

- Giữ chữ tín, trung thực, trách nhiệm, tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng;

- Hướng đến lợi ích chung và có lợi cho nhiều người.

 

b. Biểu hiện đạo đức kinh doanh trong các mối quan hệ cụ thể:

- Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng: giữ chữ tín, thực hiện đúng nghĩa vụ và cam kết; trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh; không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng;...

- Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động: tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động theo đúng cam kết; đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.

- Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội: tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội; tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau: vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy nhận xét việc làm của doanh nghiệp M và chỉ ra các biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp sau:

Từ khi khởi nghiệp, doanh nghiệp M đã xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng. Người tiêu dùng ngày càng tin tưởng vào các sản phẩm của doanh nghiệp, thị phần được mở rộng, năng lực cạnh tranh cùng danh tiếng của doanh nghiệp từng bước nâng cao. Đồng thời, doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa thiết thực.

 

Lời giải chi tiết:

- Việc làm của doanh nghiệp M đã tuân thủ đạo đức trong kinh doanh

- Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên:

+ Xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng để chủ động đổi mới và sáng tạo trong việc tạo ra nhiều loại sản phẩm độc đáo, có chất lượng

+ Doanh nghiệp cũng ngày càng chú trọng phát triển quan hệ, hỗ trợ cộng đồng với những việc làm có ý nghĩa thiết thực.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được quan niệm, vai trò của đạo đức kinh doanh.

- Chỉ ra được các biểu hiện của đạo đức kinh doanh.

- Biết tìm tòi, học hỏi phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh.

- Vận động người thân trong gia đình thực hiện đạo đức kinh doanh.

- Phê phán được những biểu hiện vi phạm đạo đức kinh doanh.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 5 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Chủ đề 5 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 54 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1 trang 56 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 2 trang 56 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 57 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 58 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 3 trang 58 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 4 trang 58 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 5 trang 59 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng trang 59 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 8 GDKT & PL 11 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

OFF