OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 3: Thị trường lao động


Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 3: Thị trường lao động thuộc sách Cánh diều do HỌC247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường, đồng thời hình thành trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

 Trong nền kinh tế thị trường, việc phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập có ý nghĩa quan trọng góp phần huy động, phân bố và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

1.1. Khái niệm lao động

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của đời sống.

Lao động sản xuất trong thời kì kinh tế thị trường

Lao động sản xuất trong thời kì kinh tế thị trường

1.2. Khái niệm thị trường lao động

Thị trường lao động là nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.

1.3. Xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường

- Hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường diễn ra theo ba xu hướng cơ bản sau:

+ Lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng.

+ Lao động được đào tạo ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động chưa qua đào tạo trong tổng lao động xã hội.

+ Tốc độ tăng lao động trong khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các khu vực sản xuất vật chất.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy xây dựng và chia sẻ với các bạn kế hoạch của bản thân trong học tập và rèn luyện nhằm hoàn thiện, nâng cao kiến thức, khả năng, kĩ năng của bản thân để có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong tương lai.

 

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Học sinh có thể xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo các bước sau:

- Bước 1. Định hướng, lựa chọn ngành nghề.

+ Xác định nhóm ngành nghề và nghề nghiệp cụ thể mà bản thân mong muốn làm trong tương lai.

+ Tìm hiểu các yêu cầu về: phẩm chất, năng lực… của ngành nghề đã lựa chọn.

+ Tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.

+ Xác định những môn học liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.

- Bước 2. Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đã lựa chọn.

+ Tự đánh giá kết hợp với sự tham vấn ý kiến của người thân, bạn bè để thấy được: ưu điểm - hạn chế của bản thân.

+ So sánh ưu - nhược điểm của bản thân với những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực) của ngành nghề đã lựa chọn.

- Bước 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch và biện pháp rèn luyện theo định hướng ngành nghề đã lựa chọn (theo mẫu dưới đây):

- Bước 4. Tự đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được các khái niệm: lao động, thị trường lao động.

- Nhận ra được xu hướng tuyển dụng lao động của thị trường.

- Xác định được trách nhiệm hoàn thiện bản thân để tham gia thị trường lao động.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 2 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 2 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 3 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF