OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 11 Cánh Diều Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở


HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp rõ ràng sẽ giúp các em nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân và hiểu được trách nhiệm của học sinh. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Chỗ ở là nơi cư trú riêng của mỗi người, có thể thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc cá nhân có quyền sử dụng theo quy định của pháp luật.

- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật, được Nhà nước ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

1.1. Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

- Xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi khám trái pháp luật chỗ ở, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm chỗ ở của công dân.

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

- Việc khám xét chỗ ở của một người chỉ được tiến hành trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là khi có căn cứ để nhận định chỗ ở đó đang có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án; khi cần bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã lần trốn ở đó. Việc khám xét cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lực lượng công an đọc lệnh khám xét trước khi khám xét nhà dân

Lực lượng công an đọc lệnh khám xét trước khi khám xét nhà dân

1.2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Xâm phạm chỗ ở của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được pháp luật bảo hộ. Hành vi này làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân, có thể làm cho công dân bị mất chỗ ở, bị ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt bình thường của họ và các thành viên trong gia đình, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho nạn nhân.

- Người nào xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc bị xử lí hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Xâm phạm chỗ ở của công dân làm ảnh hưởng đến sự bình yên của công dân

Xâm phạm chỗ ở của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

1.3. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

- Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu và nắm vững các nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân để thực hiện cho đúng; phân biệt hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tự giác thực hiện quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

+ Tôn trọng chỗ ở của người khác. Không được xâm nhập trái phép chỗ ở của người khác; không được tự tiện vào chỗ ở, lục lọi chỗ ở của người khác trong mọi trường hợp khi chưa có sự cho phép của chủ nhà.

+ Mỗi chúng ta cần phải biết bảo vệ chỗ ở của mình; tố cáo, phê phán các hành vi xâm phạm chỗ ở của mình và của người khác.

+ Nhắc nhở bạn bè, vận động những người xung quanh cùng thực hiện.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Trường hợp: Ông L và ông M tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà và khởi kiện ra Toà án. Theo bản án của Toà án thì quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về ông M. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, ông M không đề nghị thi hành bản án mà thuê một số thanh niên cầm gậy gộc cùng mình xông vào nhà đánh ông L và ép buộc gia đình ông phải chuyển đồ đạc ra khỏi nhà, để chiếm lại căn nhà.

Câu hỏi: Hành vi của ông M có phù hợp với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không? Vì sao?

 

Lời giải chi tiết:

Hành vi của ông M không phù hợp với quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, vì đã đuổi trái phép ông L ra khỏi chỗ ở của mình, vi phạm khoản 1 Điều 158 Bộ luật Hình sự năm 2015.

ADMICRO

Luyện tập Bài 18 GDKT & PL 11 Cánh diều

Học xong bài này các em cần:

- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

- Nhận biết được hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Hiểu được trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

- Phân tích, đánh giá được hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân trong một số tình huống đơn giản.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân bằng những hành vi cụ thể, phù hợp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 9 Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 GDKT & PL 11 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDKT & PL 11 Cánh Diều Chủ đề 9 Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 18 GDKT & PL 11 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDKT & PL HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF